TOP 4 nghề không cần học bạ xuất sắc vẫn thu nhập "khủng": Có nghề kiếm đến 50 triệu/tháng, linh động thời gian

HÀ ANH - Ngày 16/10/2022 06:30 AM (GMT+7)

Thị trường lao động có tới 4 ngành nghề không cần sở hữu năng lực học kiến thức phổ thông quá giỏi vẫn có thể có mức lương cao.

Công thức “thành công" được nhắc đến thông thường sẽ là thông minh, IQ cao, hay phải học thật giỏi, rồi làm việc chăm chỉ, cật lực để thăng tiến trong công việc và có địa vị xã hội, sau đó bạn sẽ kiếm được nhiều tiền. Thế nhưng, không phải ai cũng sở hữu năng lực học tập tốt cùng bảng thành tích xuất sắc để có thể cạnh tranh cùng những “ứng cử viên” nặng ký về thực lực trong cùng thị trường lao động. 

Thế nhưng, xã hội phát triển đã thay đổi cục diện của nhiều bạn trẻ khi chọn ngành nghề. Thay vì chỉ đánh giá dựa trên thực lực, giờ đây có nhiều công việc dựa vào nguyện vọng và khả năng của bản thân; dựa vào nhu cầu và xu hướng phát triển của xã hội nhưng vẫn có mức thu nhập cao, chế độ đãi ngộ tốt mà không cần phải có nhiều bằng cấp, không tốn thời gian đào tạo và chi phí học tập như các công việc khác. 

Ngành nghề đầu bếp

Ngành F&B (nhóm ngành kinh doanh đồ ăn, nước uống) và các dịch vụ nhà hàng, khách sạn… càng phát triển thì ngành nghề đầu bếp càng được trọng dụng. Đây không chỉ là công việc không cần bằng đại học, linh hoạt được thời gian mà còn có thể nguồn thu nhập rất cao. Cùng với sự phát triển của Internet và truyền thông đa phương tiện, các đầu bếp nổi tiếng trên MXH hoặc đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng đều rất thành công và kiếm được nhiều tiền. 

Nhóm ngành đầu bếp có thu nhập khá cao

Nhóm ngành đầu bếp có thu nhập khá cao

Nếu như nước ngoài có Gordon James Ramsay, Marco Pierre White,… thì tại Việt Nam, các đầu bếp như Minh Nhật, Luke Nguyễn, Phan Tôn Tịnh Hải, Hoshi Phan… đều được chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực vinh danh vì có những đóng góp cho ngành nghề. Sau khi đã có được danh tiếng, các đầu bếp này đều sở hữu nhà hàng, thương hiệu riêng, thậm chí là các chương trình truyền hình riêng của mình với mức thu nhập “khủng". 

Trung bình, lương của đầu bếp tại Việt Nam dao động từ 1-15 triệu đồng/tháng ở các nhà hàng nhỏ và có thể cao từ 15-25 triệu đồng/tháng tại các nhà hàng lớn. Về yêu cầu của công việc này, bạn chỉ cần có niềm đam mê mãnh liệt với ẩm thực và sự chăm chỉ. Sau đó, bạn có thể đăng ký các khóa  đào tạo chuyên nghiệp chỉ khoảng vài tháng, học phí không quá đắt đỏ và trau dồi qua thời gian bạn làm việc tại các nhà hàng, khách sạn…

Nghề sale, chăm sóc khách hàng, telesale

Thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ và kinh doanh ở bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào cũng đều xây dựng cho mình bộ phận sale, telesale (kinh doanh), chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng “hùng hậu". Công việc của những “seller" là làm việc với khách hàng, tư vấn thông tin về dịch vụ/sản phẩm của công ty cho khách hàng, giải quyết các vấn đề khúc mắc, tiến hành “chốt đơn" và chăm sóc khách hàng sau khi mua sắm, sử dụng dịch vụ.

Nghề telesale cần bạn có tài ăn nói, thuyết phục khách hàng.

Nghề telesale cần bạn có tài ăn nói, thuyết phục khách hàng.

Do tính chất công việc không yêu cầu người nhân viên phải có bằng cấp “xịn xò" hay trình độ học vấn cao mà thực tế, bạn cần là người có khả năng giao tiếp tốt và hiểu về dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các công việc làm sale cần nhân viên có ngoại hình, đối với công việc telesale – chăm sóc khách hàng qua điện thoại, bạn cần có giọng nói truyền cảm. 

Các nhóm ngành nghề này thậm chí không yêu cầu bạn phải trải qua bất kỳ một khóa học nào mà chỉ cần vài ngày hoặc vài tuần để đào tạo nghiệp vụ ngắn. Tuy nhiên một số chuyên ngành về kinh doanh, kinh tế tại các trường cao đẳng, đại học cũng có các môn học liên quan tới công việc chăm sóc khách hàng. 

Ngành nghề chăm sóc khách hàng, tư vấn, telesale, sale có tổng thu nhập dao động từ 8-25 triệu đồng/tháng tuỳ thuộc vào năng lực của bạn. Vì thông thường, các nhóm ngành nghề này tính lương dựa trên lương cứng và hoa hồng hoặc KPI. Với các ngành nghề như bất động sản, bán hàng hiệu… có thể có mức lương thưởng hấp dẫn, dao động từ 10-50 triệu, thậm chí lên đến cả trăm triệu nếu bạn chốt được nhiều mảnh đất hoặc nhà ở.

Nghề MC, dẫn chương trình

Người dẫn chương trình, hay còn gọi là MC (Master of Ceremonies) là người hướng dẫn khán giả trong buổi trình diễn, các chương trình truyền hình, các lễ hội, sự kiện… Thậm chí những người dẫn chương trình có thể là người “cầm trịch" hoặc linh hồn của chương trình đó. Ví dụ như khi nhắc đến các MC nổi tiếng như Thanh Bạch,  Lê Đỗ Quỳnh Hương, Lại Văn Sâm, Diễm Quỳnh… khán giả sẽ nghĩ ngay tới các chương trình mà họ chịu trách nhiệm dẫn dắt. 

Một MC chính là “linh hồn” của chương trình mà họ dẫn dắt.

Một MC chính là “linh hồn” của chương trình mà họ dẫn dắt.

Hiện tại, nghề dẫn chương trình không có nhiều trường đại học đào tạo, tuy nhiên sinh viên khoa báo chí, các ngành xã hội học hoặc nhóm ngành truyền hình đều có thể “đá ngang” sang lĩnh vực này. Ngoài ra, việc học và làm việc thực tế tại các trung tâm đào tạo MC, các công ty sự kiện chuyên nghiệp lại được nhiều bạn lựa chọn. Theo cách hiểu đơn giản nhất, đây là ngành nghề đòi hỏi tố chất và kỹ năng “thực chiến", thay vì kiến thức hàn lâm tại trường đại học. 

Để trở thành một MC chuyên nghiệp, bạn cần có tài năng dẫn dắt chương trình, “nghệ thuật" dẫn dắt đám đông hoặc là một bậc thầy ngôn ngữ. Người dẫn chương trình cần có năng khiếu trò chuyện, nắm bắt tâm lý đối phương, xử lý nhanh nhạy các tình huống và đặc biệt là ngoại hình sáng sân khấu cùng với cách ăn mặc, trang phục chỉnh chu. Ưu điểm lớn nhất của công việc này là thời gian linh hoạt, bạn có thể tự sắp xếp số lượng chương trình mà mình muốn nhận cho phù hợp.

Về mức lương, nhóm ngành nghề này không có mức lương cố định mà tùy thuộc vào số lượng và quy mô các chương trình mà bạn nhận làm MC. Hoặc khi bạn trở thành một người dẫn chương trình “độc quyền" tại một chương trình, tòa soạn, trung tâm tin tức… cố định thì sẽ có mức lương cứng vô cùng hấp dẫn. Rất nhiều MC nổi tiếng còn có cơ hội dấn thân vào “showbiz", tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật, trở thành người mẫu ảnh, đại diện thương hiệu hoặc trở thành KOL, KOC… với mức thu nhập “khủng".

Nghề quản lý nhà hàng, khách sạn

Tại các nhà hàng, khách sạn luôn có một công việc “đặc biệt" để quản lý nhân viên, điều hành hoạt động của các chuỗi cung ứng dịch vụ này, đó là người quản lý nhà hàng, khách sạn. Công việc của người quản lý nhà hàng chú trọng vào quá trình lãnh đạo tập thể nhân viên, đồng thời xử lý các tình huống để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 

Để học ngành này, bạn có thể thi đại học, cao đẳng để học tập trong môi trường chính quy rồi đào tạo chuyên sâu. Hoặc có một cách nhanh hơn là bạn học nghề ở các trung tâm giảng dạy nổi tiếng và tham gia thêm các khóa học kỹ năng mềm chỉ vài tháng, hoặc từ nhân viên lên cấp quản lý, chỉ cần học thêm các chứng chỉ cần thiết  đáp ứng yêu cầu của nhà hàng, khách sạn và phục vụ cho công việc.

Quản lý nhà hàng, khách sạn không nhất thiết phải có trình độ, bằng cấp xịn xò

Quản lý nhà hàng, khách sạn không nhất thiết phải có trình độ, bằng cấp "xịn xò"

Do đó, công việc này không áp lực trình độ học vấn, chuyên môn hay điểm số và bằng cấp mà bạn chỉ cần có sự kiên trì, cẩn thận, nhiệt huyết và biết đối nhân xử thế. Theo mặt bằng chung, thu nhập của nghề này dao động từ 18-30 triệu đồng/tháng, tuỳ thuộc vào quy mô của nhà hàng, khách sạn mà bạn đang làm việc. Ngoài ra, những người quản lý nhà hàng cao cấp thường có thêm khoản tiền tip được khách hàng tặng khi cảm thấy hài lòng dịch vụ.

TOP 5 ngành nghề ở Việt Nam dễ xin việc nhất 5 năm tới, có ngành không cần bằng cấp vẫn được thu nhập ổn
Việc nhận biết những ngành nghề vừa phù hợp vừa không bị lệch khỏi xu hướng chung của thị trường hiện nay là điều rất quan trọng. Dưới đây là 5 ngành nghề được đánh giá là tiềm năng trong 5 năm tới.

Giáo dục

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giáo dục