Không khí đón Tết ở 3 miền: Không pháo hoa, người Hà Nội xuống đường đón giao thừa đặc biệt

H.A - Ngày 31/01/2022 19:05 PM (GMT+7)

Mặc dù Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa nhưng nhiều người dân Thủ đô vẫn đổ ra đường vui chơi, đón thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới.

13 diễn biến

Không bắn pháo hoa, người Hà Nội vẫn xuống đường đón giao thừa đặc biệt

Theo ghi nhận của PV trong đêm 31/1 (29 Tết), nhiều người dân đã đổ xuống đường để vui chơi, chụp ảnh vào chào đón năm mới Nhâm Dần 2022.

Trước đó, thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và đảm bảo công tác phòng chống dịch, TP Hà Nội đã không tổ chức bắn pháo hoa.

Thời điểm 22h30, dòng người nườm nượp đổ về khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm để vui chơi.

Thời điểm 22h30, dòng người nườm nượp đổ về khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm để vui chơi.

Phố Hàng Bài ken kín người khi gần đến thời khắc giao thừa.

Phố Hàng Bài ken kín người khi gần đến thời khắc giao thừa.

Đường Đinh Tiên Hoàng có thời điểm ùn tắc cục bộ, các phương tiện phải di chuyển chậm.

Đường Đinh Tiên Hoàng có thời điểm ùn tắc cục bộ, các phương tiện phải di chuyển chậm.

Tại khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, người dân được yêu cầu không tập trung đông người.

Tại khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, người dân được yêu cầu không tập trung đông người.

Nhiều cặp đôi hào hứng chụp ảnh check-in cùng bóng bay hình linh vật của năm Nhâm Dần 2022.

Nhiều cặp đôi hào hứng chụp ảnh check-in cùng bóng bay hình linh vật của năm Nhâm Dần 2022.

Các em nhỏ hào hứng khi được phụ huynh đưa đi đón thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới.

Các em nhỏ hào hứng khi được phụ huynh đưa đi đón thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới.

Lần đầu tiên đón Giao thừa tại Hà Nội, chị Thái Vũ Ngọc Linh (bên phải) chia sẻ: Dù có chút hụt hẫng vì không được xem pháo hoa nhưng tôi vẫn hoàn toàn ủng hộ các biện pháp phòng dịch

Lần đầu tiên đón Giao thừa tại Hà Nội, chị Thái Vũ Ngọc Linh (bên phải) chia sẻ: "Dù có chút hụt hẫng vì không được xem pháo hoa nhưng tôi vẫn hoàn toàn ủng hộ các biện pháp phòng dịch"

Trên các trục đường chính, lực lượng chức năng cũng túc trực để phân luồng, đảm bảo trật an toàn giao thông.

Trên các trục đường chính, lực lượng chức năng cũng túc trực để phân luồng, đảm bảo trật an toàn giao thông.

Các trường hợp vi phạm luật giao thông như lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm đều bị xử lý nghiêm.

Các trường hợp vi phạm luật giao thông như lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm đều bị xử lý nghiêm.

Một gia đình bắn pháo bông trên phố Hàng Bạc để chào đón năm mới Nhâm Dần 2022.

Một gia đình bắn pháo bông trên phố Hàng Bạc để chào đón năm mới Nhâm Dần 2022.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/khong-ban-phao-hoa-nguoi-ha-noi-van-xuong-duong-don-giao-th...

Đón giao thừa Tết Nhâm Dần 2022: Trung tâm TP.HCM đông nghịt người

Do tình hình dịch COVID-19, TP.HCM và cả nước không tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết âm lịch nhưng nhiều người vẫn đổ về các địa điểm ở quận 1 để vui chơi. Một số tuyến đường ở trung tâm thành phố khá đông xe cộ di chuyển.

Do tình hình dịch COVID-19, TP.HCM và cả nước không tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết âm lịch nhưng nhiều người vẫn đổ về các địa điểm ở quận 1 để vui chơi. Một số tuyến đường ở trung tâm thành phố khá đông xe cộ di chuyển.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2022/images/2022-01-31/3-1643639025-87-width650height434.jpg /

Không khí đón Tết ở 3 miền: Không pháo hoa, người Hà Nội xuống đường đón giao thừa đặc biệt - 13

Tại đường hoa Nguyễn Huệ, từ đầu giờ tối rất đông người dân di chuyển về hai khu vực xếp hàng tại giao lộ với đường Lê Lợi để vào tham quan.

Tại cổng vào, do bên trong đang đông người tham quan, bên ngoài hàng trăm người chen chúc chờ đến lượt vào đường hoa.

Tại cổng vào, do bên trong đang đông người tham quan, bên ngoài hàng trăm người chen chúc chờ đến lượt vào đường hoa.

“Có pháo hoa hay không cũng không quan trọng bởi năm nào đêm giao thừa hai vợ chồng cũng chỉ đi trung tâm thành phố chơi đến 21h rồi về nhà đón giao thừa cùng gia đình”, anh Nguyễn Duy Danh, quận Bình Thạnh cho biết.

“Có pháo hoa hay không cũng không quan trọng bởi năm nào đêm giao thừa hai vợ chồng cũng chỉ đi trung tâm thành phố chơi đến 21h rồi về nhà đón giao thừa cùng gia đình”, anh Nguyễn Duy Danh, quận Bình Thạnh cho biết.

Chị Phạm Quỳnh Trang cho biết hơi tiếc giao thừa năm nay không bắn pháo hoa nhưng Tết này vẫn có đường hoa để cả gia đình cùng thưởng lãm, ghi lại những tấm hình kỷ niệm về về nhà đón giao thừa. “Mình hy vọng năm mới sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn so với năm cũ đầy biến động vừa qua. Mong dịch bệnh sớm chấm dứt để cuộc sống trở lại như trước đây”, chị Trang chia sẻ.

Chị Phạm Quỳnh Trang cho biết hơi tiếc giao thừa năm nay không bắn pháo hoa nhưng Tết này vẫn có đường hoa để cả gia đình cùng thưởng lãm, ghi lại những tấm hình kỷ niệm về về nhà đón giao thừa. “Mình hy vọng năm mới sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn so với năm cũ đầy biến động vừa qua. Mong dịch bệnh sớm chấm dứt để cuộc sống trở lại như trước đây”, chị Trang chia sẻ.

Bên trong đường hoa, các lối đi khá đông đúc người dân dạo chơi, thưởng lãm đường hoa.

Bên trong đường hoa, các lối đi khá đông đúc người dân dạo chơi, thưởng lãm đường hoa.

Nguồn: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/don-giao-thua-tet-nham-dan-2022-trung-tam-tph...

"Chỉ về nhà mới là Tết"

Hôm nay là ngày 31-1 tức 29 tháng Chạp, theo ghi nhận của PV, tại các bến xe, sân bay, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc để kịp về nhà đón Tết cùng gia đình.

Nhiều người xác định, họ sẽ đón giao thừa trên tàu xe nhưng với họ, “chỉ về nhà mới là Tết”.

Những vị khách rời TPHCM ngày 29 Tết. Ảnh: TIỂU VI

Những vị khách rời TPHCM ngày 29 Tết. Ảnh: TIỂU VI

Ga Sài Gòn hôm nay khá vắng lặng. Ngày 29 Tết, chỉ còn sáu chuyến tàu xuất phát để chở khoảng 2.000 hành khách về các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Trong số những vị khách hôm nay, sẽ có người phải đón giao thừa trên tàu nhưng niềm vui được trở về nhà hiện rõ trên gương mặt họ.

Tại Bến xe miền Đông (quận Bình Thạnh), lượng khách khá vắng. Người đến bến xe hôm nay phần nhiều là công nhân, người lao động với đồ đạc lỉnh kỉnh. Họ nhanh chóng mua vé về quê sau một năm nhọc nhằn vì đại dịch COVID-19. Các dãy ghế trong nhà chờ lác đác khách, không còn cảnh đông đúc, người đứng, người ngồi la liệt như nhiều năm trước.

“Em tranh thủ ở lại làm thêm hai ngày 27, 28, để nhận lương và thưởng thêm. Năm ngoái em đã không về rồi nên năm nay khi dịch bệnh cơ bản kiểm soát em muốn về nhà cùng gia đình. Ba mẹ mong con lắm, nhắc mãi. Em cũng tiết kiệm được chút tiền mua quà tết cho ba mẹ và em ở nhà”- Nguyễn Thu (sinh viên quê ở Quảng Ngãi) vui vẻ tâm sự.

Lượng khách ở nhà ga hôm nay khá vắng lặng.

Lượng khách ở nhà ga hôm nay khá vắng lặng. 

Đứng chờ ở bến xe miền Đông, chị Út Nga kể chị cũng hay về quê nhưng lần về Tết này cảm giác khác lạ lắm. Cầm tấm vé trên tay, nhớ lại một năm đi qua, đặc biệt là lần bùng phát dịch thứ tư, chị nói được sống được bình an trở về nhà cùng gia đình đã là niềm hạnh phúc.

“Năm qua khó khăn nhưng công ty vẫn chuyển đổi, làm ăn được nên cũng không đến nỗi. Với tôi, tôi thích không khí Tết bên gia đình nên tôi muốn về nhà. Dù hôm nay đã là 29 Tết” - chị Út Nga cười.

Tại sân bay khá đông đúc nhưng nhìn chung tình hình đã hạ nhiệt.

Tại sân bay khá đông đúc nhưng nhìn chung tình hình đã hạ nhiệt.

Tại sân bay Tân Sơn Nhất, khá đông người dân làm thủ tục để về quê nhưng nhìn chung tình hình không còn căng thẳng như những ngày trước đó. Tại các quầy check-in và kiểm tra an ninh, hàng dài người đang xếp hàng chờ làm thủ tục.

Nguồn: https://plo.vn/xa-hoi/chi-ve-nha-moi-la-tet-1041726.html

Người dân khắp nơi háo hức chào đón năm mới

Tối 29 Tết (ngày 31-1) tại Đà Nẵng ghi nhận không khí mát mẻ, đôi lúc có mưa phùn nhưng vẫn không ngăn được dòng người đổ ra đường đón giao thừa. Vì tình hình dịch, đường hoa xuân Đà Nẵng khá vắng người tham quan.

Để phục vụ người dân và du khách tham quan trong đêm giao thừa, Đà Nẵng đã xây dựng nhiều tiểu cảnh mừng năm mới bên 2 bờ sông Hàn. Nhằm tránh tụ tập đông người, mừng năm mới này, Đà Nẵng không tổ chức bắn pháo hoa, không tổ chức chương trình ca nhạc mừng năm mới.

Ghi nhận lúc 20 giờ đêm giao thừa, khu vực đường hoa xuân Nhâm Dần 2022 Đà Nẵng khá vắng khách tham quan

Ghi nhận lúc 20 giờ đêm giao thừa, khu vực đường hoa xuân Nhâm Dần 2022 Đà Nẵng khá vắng khách tham quan

Các tiểu thương chờ khách

Các tiểu thương chờ khách

Nhằm tránh tụ tập đông người, mừng năm mới này, Đà Nẵng không tổ chức bắn pháo hoa, không tổ chức chương trình ca nhạc mừng năm mới

Nhằm tránh tụ tập đông người, mừng năm mới này, Đà Nẵng không tổ chức bắn pháo hoa, không tổ chức chương trình ca nhạc mừng năm mới

Trái ngược với cảnh đìu hiu nơi đường hoa, ghi nhận lúc 21 giờ tại Vườn tượng APEC mở rộng, lượng khách đến chụp hình lưu niệm, tham quan ngày càng đông. Đây là địa điểm công cộng mới khánh thành tại Đà Nẵng. Tại sảnh Vườn tượng APEC mở rộng, UBND quận Hải Châu phối hợp Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề "Hải Châu - 25 năm trưởng thành và khát vọng phát triển" phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Chị Nguyễn Thị Thủy (trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho hay Công viên APEC mở rộng là địa điểm hợp lý cho gia đình du xuân, khi các hoạt động đếm ngược hay bắn pháo hoa đêm giao thừa đã phải tạm hoãn do dịch.

"Sau khi chụp hình lưu niệm tại đây, cả gia đình sẽ về nhà đón Tết. Thời điểm giao thừa, đón Tết đoàn viên cùng với gia đình mới là điều tuyệt vời nhất" - chị Thủy nói.

Trong tình cảnh mưa lạnh, dịch bệnh, Vườn tượng APEC mở rộng nổi lên như là địa điểm tham quan, check-in lý tưởng đêm giao thừa

Trong tình cảnh mưa lạnh, dịch bệnh, Vườn tượng APEC mở rộng nổi lên như là địa điểm tham quan, check-in lý tưởng đêm giao thừa

img src/upload/1-2022/images/2022-01-31/1643644152-8a746f72c79a09e3bd6ce57d3adb7577.jpg width660 /

Không khí đón Tết ở 3 miền: Không pháo hoa, người Hà Nội xuống đường đón giao thừa đặc biệt - 26

Người dân hào hứng check-in bên các tiểu cảnh chào mừng năm mới

Người dân hào hứng check-in bên các tiểu cảnh chào mừng năm mới

Khác với đường hoa xuân Nhâm Dần 2022, Vườn tượng APEC mở rộng tập trung khá đông người tham quan

Khác với đường hoa xuân Nhâm Dần 2022, Vườn tượng APEC mở rộng tập trung khá đông người tham quan

img src/upload/1-2022/images/2022-01-31/1643644153-34fa3e65f632ab43ee75f4cb82932bd0.jpg width660 /

Không khí đón Tết ở 3 miền: Không pháo hoa, người Hà Nội xuống đường đón giao thừa đặc biệt - 30

Toàn cảnh công trình

img src/upload/1-2022/images/2022-01-31/1643644154-3b474b14518e6551919ad872037819b2.jpg width660 /

Không khí đón Tết ở 3 miền: Không pháo hoa, người Hà Nội xuống đường đón giao thừa đặc biệt - 32

Lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự tại Vườn tượng APEC mở rộng 2

Tối cùng ngày, tại khu vực trung tâm TP Đà Nẵng, người dân đã bắt đầu đổ ra đường du xuân, chờ đón giao thừa năm mới Nhâm Dần 2022.

Tại khu vực chân cầu Rồng, nơi có trang trí đường hoa xuân, thu hút người dân đến check-in, chụp ảnh trong thời khắc trước giao thừa năm mới Nhâm Dần

Tại khu vực chân cầu Rồng, nơi có trang trí đường hoa xuân, thu hút người dân đến check-in, chụp ảnh trong thời khắc trước giao thừa năm mới Nhâm Dần

So với các năm trước, do dịch bệnh Covid-19 ở TP Đà Nẵng vẫn diễn biến phức tạp nên lượng người du xuân, đón giao thừa thưa thớt hơn

So với các năm trước, do dịch bệnh Covid-19 ở TP Đà Nẵng vẫn diễn biến phức tạp nên lượng người du xuân, đón giao thừa thưa thớt hơn

Đường hoa Tết TP Đà Nẵng được trang trí ở vỉa hè đường Bạch Đằng từ đoạn Công viên APEC đến trước khu vực trụ sở HĐND TP Đà Nẵng

Đường hoa Tết TP Đà Nẵng được trang trí ở vỉa hè đường Bạch Đằng từ đoạn Công viên APEC đến trước khu vực trụ sở HĐND TP Đà Nẵng

Các quầy ăn vặt thu hút khách ở những điểm vui chơi khu vực trung tâm TP Đà Nẵng đêm giao thừa

Các quầy ăn vặt thu hút khách ở những điểm vui chơi khu vực trung tâm TP Đà Nẵng đêm giao thừa

Linh vật hổ ở đường hoa Đà Nẵng thu hút người đến chụp ảnh

Linh vật hổ ở đường hoa Đà Nẵng thu hút người đến chụp ảnh

Bên trong Công viên APEC có đông người đến tham quan. Đây là công trình vừa được UBND TP Đà Nẵng khánh thành

Bên trong Công viên APEC có đông người đến tham quan. Đây là công trình vừa được UBND TP Đà Nẵng khánh thành

Phía bên ngoài Công viên APEC cũng là điểm sống ảo lý tưởng của người dân Đà Nẵng đêm giao thừa

Phía bên ngoài Công viên APEC cũng là điểm "sống ảo" lý tưởng của người dân Đà Nẵng đêm giao thừa

Tại TP Cần Thơ, rất đông người dân đổ về Vườn hoa xuân ở công viên Sông Hậu để tham quan, chụp ảnh. Tất cả đều đeo khẩu trang phòng chống dịch Covid-19. Lực lượng công an được huy động đến với số lượng rất nhiều để điều tiết giao thông và giữ gìn an ninh trật tự.

img src/upload/1-2022/images/2022-01-31/1643644156-e2c2e53a055af143d6c5b0309acd8fb2.jpg width660 /

Không khí đón Tết ở 3 miền: Không pháo hoa, người Hà Nội xuống đường đón giao thừa đặc biệt - 41

img src/upload/1-2022/images/2022-01-31/1643644156-e1352dec233468a5f3c0713c9b067674.jpg width660 /

Không khí đón Tết ở 3 miền: Không pháo hoa, người Hà Nội xuống đường đón giao thừa đặc biệt - 43

img src/upload/1-2022/images/2022-01-31/1643644157-8b5d55bcce915ae013b0bbf970f2e18f.jpg width660 /

Không khí đón Tết ở 3 miền: Không pháo hoa, người Hà Nội xuống đường đón giao thừa đặc biệt - 45

img src/upload/1-2022/images/2022-01-31/1643644157-f90a87b8e354a736d000720b3d5150fe.jpg width660 /

Không khí đón Tết ở 3 miền: Không pháo hoa, người Hà Nội xuống đường đón giao thừa đặc biệt - 47

Tại tỉnh Bạc Liêu, đêm giao thừa năm nay không có pháo hoa, song nhiều người dân ở TP Bạc Liêu vẫn xuống đường đón chào năm mới.

Ghi nhận từ khoảng 19 giờ, mọi tuyến đường dẫn vào khu vực Quảng trường Hùng Vương, phường 1 được xem là Quảng trường lớn nhất khu vực ĐBSCL có hàng ngàn người dân và các phương tiện từ các nơi đỗ về để vui chơi và chụp ảnh vì nơi đây có nhiều điểm trang trí rất đẹp.

img src/upload/1-2022/images/2022-01-31/1643644158-e293aa7e675b124ca00810713f48e4c9.jpg width660 /

Không khí đón Tết ở 3 miền: Không pháo hoa, người Hà Nội xuống đường đón giao thừa đặc biệt - 49

img src/upload/1-2022/images/2022-01-31/1643644158-c52e1186ec35a4ccb61b14d6f847129e.jpg width660 /

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/nguoi-dan-khap-noi-hao-huc-chao-don-nam-moi-2022013121315232...

Người dân ở tỉnh 'vùng xanh' với dịch COVID-19 náo nức chờ đón giờ phút giao thừa

Trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến tối 31/01/22), số ca mắc COVID-19 ghi nhận ở tỉnh Khánh Hòa là 62.410 ca, trong đó có 60.760 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Dù số ca mắc ở mức cao nhưng Khánh Hòa đã triển khai sớm và mạnh các biện pháp thích ứng an toàn và bao phủ vaccine phòng COVID-19 nên những ngày áp Tết Nhâm Dần UBND tỉnh Khánh Hòa đã quyết đinh công bố thay đổi cấp độ dịch COVID-19 là cấp độ 1: Nguy cơ thấp với COVID-19 (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.

Trở về trạng thái dịch cấp độ 1, các hoạt động du lịch, thăm quan và vui chơi dịp Tết Nhâm Dần ở Khánh Hòa diễn ra sôi nổi hơn.

Theo ghi nhận từ những ngày cận Tết và đêm giao thừa, khắp các ngã đường chính ở Khánh Hòa đều đông kín người dân và khách du lịch. Các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, bãi biển… đến đêm giao thừa thu hút đông đảo người dân.

Chủ khách sạn Hà Huy ở phường Vĩnh Hải (Nha Trang) cho biết: Dù giao thừa hay mùng 1 Tết và những ngày đầu xuân, khách sạn vẫn mở cửa đón khách liên tục. Giá cũng bình ổn, không tăng thêm nhiều. Tôi cũng nhắc nhở khách thực hiện thông điệp 5K để cùng đón xuân, du xuân an toàn.

Anh Lê Nam, khách du lịch đến đón giao thừa ở Nha Trang cũng cho biết: Các nhà hàng, khu giải trí hoạt động rất náo nhiệt. Không khí vui tươi tràn ngập khắp các ngã đường. Mong từ xuân Nhâm Dần dịch COVID-19 sớm đi qua để không chỉ Khánh Hòa mà nhiều tỉnh, thành khác đề trở về "vùng xanh".

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Khánh Hòa, đến tối giao thừa, số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trong các cơ sở y tế ở Khánh Hòa chỉ còn 1.629 và điều trị tại nhà là 1.378 bệnh nhân. Thống kê đến 23 giờ ngày 30/01/2022, có 232 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine-COVID-19 đã được tiêm là 2.622.371 liều, trong đó mũi 1 là 1.088.637 người, mũi 2 là 1.075.691 người, mũi 3 là 665.296 người.

Trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 114.429 người (tỷ lệ 100,13%); mũi 2 là 108.692 người (đạt tỷ lệ 95,11%).

Mọi hoạt động vui xuân Nhâm Dần ở Khánh Hòa đều diễn ra bình thường. Khách du lịch nội địa đổ về ngày càng nhiều. Để phòng dịch tốt, ngành y tế địa phương khuyến cáo người dân thực hiện tốt thông điệp 5K.

Dưới đây là cách hình ảnh không khí đón xuân Nhâm Dần ở Khánh Hòa

Các quán ăn uống ở Khánh Hòa hoạt động náo nhiệt đêm giao thừa và những ngày tết, đảm bảo thích ứng an toàn với dịch COVID-19

Khu trung tâm TP.Nha Trang đa dạng các hoạt động vui chơi đêm giao thừa và xuyên Tết Nhâm Dần khi Khánh Hòa thành "vùng xanh" với dịch COVID-19

Khách du lịch đổ về Khánh Hòa đón xuân Nhâm Dần ngày càng đông

Khu vực Hội hoa xuân Khánh Hòa phục vụ giao thừa và xuyên Tết Nhâm Dân đông kín người

Nhiều tuyến đường chính ở Nha Trang đêm giao thừa đông đúc người ra đón xuân

Ngoài các loại hình dịch vụ taxi, xe ô tô cho thuê tự lái thì các đội xích lô ở Khánh Hòa phục vụ khách đêm giao thừa và xuyên Tết

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-o-tinh-vung-xanh-voi-dich-covid-19-nao-nuc-cho-don-...

Chen chân mua quần áo giảm giá ngày 29 Tết

29 Tết, một số con phố thời trang ở Hà Nội vẫn nhộn nhịp không khí mua bán. Nhều người chọn ngày cuối cùng của năm để "săn" quần áo giảm giá.

Ghi nhận của PV tại phố Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm) sáng nay, hàng chục sạp quần áo bày bán trên vỉa hè, treo biển "xả hàng đồng giá", thu hút khá đông người.

Chọn mua đồ ngày cuối năm.

Các sản phẩm giày, dép tràn vỉa hè, mua nhanh bán vội trong ngày cuối năm.

Các mặt hàng thời trang giảm giá thu hút khá đông khách hàng

Các quầy hàng đồng loạt treo biển giảm giá mạnh, đồng giá, xả hàng ngày Tết,…để thu hút người mua.

Thời tiết rét lạnh dịp Tết nên quần áo mùa đông thu hút khách hàng.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/chen-chan-mua-quan-ao-giam-gia-ngay-29-tet-172220131154250699.ht...

Tạo hình linh vật hổ đáng yêu tại Lâm Đồng

Tiểu cảnh hổ vui ca ở bùng binh cầu Ông Đạo, Tp.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) được trang trí bắt mắt nổi bật khiến nhiều du khách, người dân thích thú.

Tại Tp.Đà Lạt, 3 tiểu cảnh hổ cách điệu được trang trí, đặt tại bùng binh cầu ông Đạo nhìn nổi bật trước khu vực chợ Đà Lạt. Du khách, người dân khi nhìn thấy nhóm linh vật hổ cách điệu tại đây luôn cảm nhận được nét đáng yêu và ngộ nghĩnh. Tác phẩm hướng tới vui tươi, rộn ràng trong ngày Tết.

Một số người dân Tp.Đà Lạt cho biết, khi nhìn các chú hổ được tạo hình đàn ca, cưỡi chim lạc, chở vàng thấy tài lộc và xuân tới rộn ràng hơn. Bên cạnh nhiều điểm ảnh đẹp tại Tp.Đà Lạt, du khách cũng tỏ ra thích thú khi chụp hình cùng các linh vật hổ tại bùng binh cầu ông Đạo.

Được biết, đây là một trong những công trình tiểu cảnh điểm nhấn của khu Chợ đêm, cũng là điểm du khách luôn tìm đến mỗi khi đến du lịch tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt vào dịp cuối tuần và dịp Tết Nhâm Dần năm 2022.

Những chú hổ nhiều màu sắc đang ca hát nổi bật giữa đường phố tại Tp.Đà Lạt - một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.  

Nhiều người sau khi biết đến những chú hổ đáng yêu này đã không ngần ngại rủ nhau đến Đà Lạt check-in cùng bức tượng hổ xinh xắn.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tao-hinh-linh-vat-ho-dang-yeu-tai-lam-dong-a541824.html?fbcl...

Bến xe Miền Đông vắng vẻ chiều 29 Tết, lác đác vài khách đến mua vé về quê

Trái ngược với hình ảnh đông đúc những ngày trước, hôm nay bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP.HCM) vắng vẻ, chỉ một vài hành khách mua vé về quê chiều 29 Tết.

Chiều 31/1 (29 Tết) ngày cuối cùng của năm Tân Sửu, tại bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP.HCM), một trong những bến xe lớn nhất cả nước thưa thớt hành khách ra vào.

Ghi nhận của PV, ngày 27, 28 Tết còn có khách đi lại nhưng ngày 29 Tết, ngày cuối cùng của năm, khách vào bến xe rất thưa thớt. Theo thống kê của bến xe Miền Đông, ngày 30/1 (28 Tết) xe xuất bến 790 lượt xe, giảm 43% so với cùng kỳ, khách xuất bến 18.119 khách, giảm 47%.

Hình ảnh tại bến xe Miền Đông chiều 29 Tết rất ít hành khách đến đây mua vé về quê đón Tết.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, những người có ý định về quê đã về từ những ngày trước nên đến giờ này không còn khách về quê.

Ngày cuối cùng của năm Tân Sửu, hành khách chủ yếu về các tuyến Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Thuận. Ngoài ra, còn có một vài xe khách tuyến Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định cũng xuất bến trong chiều hôm nay.

Nguồn: http://danviet.vn/ben-xe-mien-dong-vang-ve-chieu-29-tet-lac-dac-vai-khach-den-mua-ve-ve...

Cận cảnh cặp "lưỡng hổ" xuất hiện tại hồ Hoàn Kiếm đón năm Nhâm Dần 2022

Mới đây, linh vật hổ năm Nhâm Dần 2022 đã có mặt ở hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) và ngay lập tức thu hút được sự chú ý từ người dân thủ đô. Trước đó, nhiều tỉnh thành đã “trình làng” linh vật hổ nhưng gặp nhiều ý kiến trái chiều, đồng thời phải chỉnh sửa lại.

Chiều 28 Tết, theo ghi nhận của PV, tạo hình hai chú hổ được trưng bày tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã gây ấn tượng mạnh với người dân thủ đô.

Người dân hầu hết đều dừng xe để ngắm và ghi lại hình ảnh hai chú hổ đặc biệt này.

Người sáng tạo ra cặp song hổ là bà Mai Thu Vân – nguyên Giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Bà cho biết cặp linh vật này có tên “Lưỡng hổ chầu kỳ”, có nghĩa là hai chú hổ chầu vào cờ hội.

Được biết, linh vật hổ này có chiều cao khoảng 5m, bệ mây dài 6,2m.

Cựu giảng viên mỹ thuật cho biết thêm, thời gian thi công khoảng hai tuần, làm từ đất rồi đổ ra âm bản, dương bản, mài, bả, làm màu …  chất liệu bằng nhựa tổng hợp. 

Hiện các công nhân đang triển khai hoàn tất những bước cuối cùng như sơn bệ, lắp đèn,…

Người Hà Nội thích thú với “linh vật” năm Nhâm Dần. Một người dân cho biết chú hổ nhìn cảm quan bằng mắt thường vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, nhưng có nét khác biệt thể hiện sự sáng tạo của tác giả.

Trước đó, nhiều tỉnh thành đã “trình làng” linh vật hổ nhưng gặp nhiều ý kiến trái chiều và đã chỉnh sửa lại. Theo bà Mai Thu Vân, cặp hổ đặt tại Hồ Hoàn Kiếm được lấy ý tưởng từ thần hổ trong tranh dân gian Hàng Trống nhưng đã cách điệu màu sắc theo hướng sinh động, trẻ trung hơn để phù hợp với không khí xuân.

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/can-canh-cap-luong-ho-xuat-hien-tai-ho-hoan-kiem-don-na...

Hình ảnh khác lạ ở TPHCM ngày cuối năm

Thành phố trở nên khác lạ hơn khi các con đường không còn cảnh ồn ào, khói bụi, kẹt xe. Các tuyến phố cũng tĩnh lặng hơn, khác với hình ảnh luôn nhộn nhịp, tấp nập người qua lại.

Các ngả đường trung tâm TPHCM trở nên thoáng đãng, không còn cảnh nhộn nhịp người xe như thường ngày.

Đường Trường Chinh, đoạn qua Khu công nghiệp Tân Bình vắng vẻ, thông thoáng.

Ngã tư An Sương, một điểm nóng giao thông cũng ghi nhận dòng phương tiện thưa thớt trưa 29 Tết.

Nhiều người dân thong dong đi sắm Tết trong ngày cuối năm. Trong ảnh: Một người dân vừa mua chậu đào trong công viên Hoàng Văn Thụ thời điểm các chủ hoa phải trả mặt bằng.

Một bác bảo vệ vừa tan ca, tranh thủ ra chợ Lạc Quang (quận 12) mua ít hoa để chuẩn bị cúng giao thừa.

Nguồn: https://tienphong.vn/hinh-anh-khac-la-o-tphcm-ngay-cuoi-nam-post1413541.tpo?fbclid=IwAR...

Hà Nội: Phố phường 'đỏ lửa' ngày cận Tết Nguyên đán 2022

Những ngày cuối năm, dọc theo các tuyến phố ở Hà Nội không khó để bắt gặp những bếp lửa đỏ rực, bên trên là nồi bánh chưng nghi ngút khói.

Năm nào cũng vậy, nhiều người dân Hà Nội chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết, tự tay làm ra những chiếc bánh chưng để sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán.

Bánh chưng ở Hà Nội chủ yếu là loại bánh vuông, được làm từ các nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ...

Do không có nhiều không gian, người dân tận dụng vỉa hè gần nhà để đốt lửa nấu bánh chưng Tết.

Việc nấu bánh chưng là một phần không thể thiếu trong Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Do đó, gia đình nào cũng tranh thủ chuẩn bị những đồng bánh thơm ngon nhất, kính dâng lên ông bà tổ tiên.

Trên đường Khương Đình, ban ngày làm nghề xe ôm, buổi tối ông Sơn về thổi lửa nấu bánh chưng Tết. Ông chia sẻ: Bánh phải được đun liên tục trong 12 tiếng bằng củi, như vậy mới bảo đảm cho bánh chín đều, phần thịt mới ngấm được vào gạo nếp, khi ăn tạo được hương vị đặc trưng riêng.

Nguồn: https://plo.vn/van-hoa/ha-noi-pho-phuong-do-lua-ngay-can-tet-nguyen-dan-2022-1041695.ht...

Lên vùng cao Sơn La xem bà con đụng lợn ăn Tết

Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần – 2022, chúng tôi lại có dịp về với những bản làng vùng cao Tây Bắc. 

Một năm cũ sắp qua đi với nhiều cam go, thách thức bởi đại dịch Covid-19 và những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nông sản nhưng không khí Xuân vẫn ngập tràn vùng cao.

Thành phố Sơn La (Sơn La) vào xuân rực rỡ cờ, hoa, biểu ngữ. Chợ hoa Xuân được mở ra ngay trên Quảng trường, tấp nập người, xe qua lại, không khí tết nhộn nhịp. Ảnh: Kiều Thanh Tâm.

Trên những cung đường dẫn về các làng bản, khối phố, rực rỡ cờ hoa; người, xe tấp nập. Đó đây, trên những ngã ba, ngã tư, chợ hoa ở thành phố Sơn La vẫn đông vui kẻ bán, người mua.

 Chị Lò Thị Thắm, dân bản Tông, xã Chiềng Xôm cũng đang lựa cho mình một cây đào chơi tết. 

Chị bảo: Chúng tôi bận làm ăn, mải bán hàng nên bây giờ mới lo được hoa đào tết cho gia đình. Năm mới, dù nghèo khó thì trong nhà cũng phải có cân thịt, cái bánh chưng và mấy nhánh đào để Xuân thêm thắm.

Bên hiên nhà một người dân ở bản Phiêng Hay, xã Chiềng Xôm (TP.Sơn La), chúng tôi bắt gặp cảnh nhiều người dân đang túm tụm bên nhau, nói cười vui vẻ. Thì ra bà con đang cùng nhau đụng lợn ăn Tết.

Bà con bản Phiêng Hay, xã Chiềng Xôm, TP.Sơn La đụng lợn ăn Tết, vừa vui vẻ, vừa tiết kiệm. Ảnh: Kiều Thanh Tâm.

Ông Lò Văn Linh đang ngồi trông chừng đám thanh niên chia thịt lợn thành những phần sao cho bằng nhau.

Ông bảo: "Năm nay, 16 hộ trong bản chúng tôi ăn đụng với nhau 1 con lợn. Chúng tôi ăn đụng như thế này không phải bởi quá khó khăn nhưng cũng phải biết tiết kiệm, tránh lãng phí. Nhà nước cũng đã hướng dẫn rồi, vui xuân an lành nhưng phải tiết kiệm".

Nguồn: https://danviet.vn/len-vung-cao-son-la-xem-ba-con-dung-lon-an-tet-20220131150127167.htm

Tâm sự của những người ở nơi không có nghỉ Tết trước thời khắc giao thừa

14h chiều 29 Tết Nhâm Dần (Âm lịch), khi tiếng nhạc mừng xuân từ khu phố xung quanh vọng lại, một ca tai nạn giao thông được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy. Còi hú xe cứu thương vừa dứt liền đến tiếng bước chân vội vã xen lẫn âm thanh lọc xọc của bánh xe băng ca cấp cứu chuyển bệnh nhân vào.

“Giờ vàng” quan trọng hơn giờ nghỉ

Ê - kip trực xuyên Tết của khoa Cấp cứu nhanh chóng cố định cột sống cổ cho bệnh nhân trước khi chụp X-quang. Qua hình ảnh chụp chiếu, bác sĩ Võ Hạnh phát hiện nạn nhân bị tụ táu trong sọ. Máu chảy ra bị tích tụ lại thành khối, làm choán chỗ trong sọ và tăng áp lực nội sọ, gây tổn thương tế bào não bệnh nhân.

Nạn nhân đã lớn tuổi, đi cùng con trai ăn tiệc ngày cuối năm ở nhà họ hàng. Do người con có uống bia trong bữa tiệc nên dọc đường về buồn ngủ loạng choạng tay lái khiến cả 2 mẹ con ngã xuống đường. Ngay sau khi có kết quả, 2 điều dưỡng nhanh chóng xử lý hút dịch trong miệng và mũi để khai thông đường thở cho người bị nạn.

Bệnh nhân cấp cứu hầu như luôn kín giường tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Qua hội chẩn nhanh, các bác sĩ quyết định chuyển nạn nhân đi làm một số xét nghiệm trước khi mổ cấp cứu để dẫn lưu máu tụ. Cả quá trình tiếp nhận và cấp cứu ban đầu chưa đến 3 giờ với tinh thần chạy đua với giờ vàng.

Bác sĩ Võ Hạnh cho biết, “giờ vàng” trong cấp cứu là yếu tố quyết định trong việc cấp cứu cho bệnh nhân, nguyên tắc cơ bản trong cấp cứu để quyết định tỷ lệ cứu sống người bệnh. Bỏ lỡ “giờ vàng” đồng nghĩa với việc bỏ lỡ khoảnh khắc cơ hội quý giá để cứu sống bệnh nhân chấn thương sọ não.

Ca trực cấp cứu xuyên Tết Nhâm Dần 2022 tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Tại bệnh viện Chợ Rẫy, mỗi ngày có 3 ca trực cấp cứu với 10 bác sĩ và hơn 20 điều dưỡng, hộ lý tiếp nhận bệnh nhân. Vào thời điểm Tết, nhân sự khoa Cấp cứu làm viêc như bình thường và trên tinh thần xuyên Tết.

Có lẽ không một bệnh viện nào trên cả nước phản ánh đầy đủ số lượng và sự nguy hiểm của tai nạn giao thông như tại bệnh viện Chợ Rẫy. Theo nhật ký cấp cứu tính từ ngày 1/1 (Tết Dương lịch) cho đến nay, tổng số ca cấp cứu do tai nạn là 1.529 ca thì có đến 1.056 ca là bệnh nhân tai nạn giao thông. Trong số này, tỷ lệ chấn thương sọ não là 523 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ lên đến 49%.

Tuyến đầu làm xuyên Tết

“Có nhiều ca tai nạn giao thông nặng khi chuyển đến cấp cứu Chợ Rẫy đã qua “giờ vàng”. Dù từng cấp cứu hàng chục ngàn ca bệnh nhân trở nặng nhưng khi thấy tiên lượng bệnh nhân không qua khỏi, chúng tôi đều cảm thấy xót xa”, bác sĩ Võ Hạnh nói.

Trong lúc chẩn đoán phim X-quang của một bệnh nhân, bác sĩ Võ Hạnh tâm sự: “Quá nửa các nạn nhân bị tai nạn giao thông rơi vào độ tuổi từ thanh niên đến trung niên. Ở độ tuổi này, các bệnh nhân vốn đang là những người lao động chính, trụ cột của gia đình thì nay có nguy cơ trở thành gánh nặng gia đình, mất đi tương lai, sự nghiệp. Tôi đã tận mắt chứng kiến nhiều người sau khi hồi tỉnh đã khóc vì cảm giác trở về từ cõi chết. Lúc này họ mới thấy trân quý sinh mạng thay vì uống thêm vài ly bia vì cả nể với bạn bè”.

Bác sĩ Võ Hạnh - khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy đọc kết quả film X-Quang sọ não

Tranh thủ vài phút nghỉ ngơi sau khi vừa cấp cứu bệnh nhân, bác sĩ Trần Anh Thế, đã 7 năm trực cấp cứu xuyên Tết cho biết: “Bệnh viện Chợ Rẫy vừa trải qua một giai đoạn có lẽ không bao giờ quên vì dịch Covid-19. Có những bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu vì tai nạn nhưng đồng thời bị nhiễm Covid. Do vậy, các y bác sĩ tại khoa cấp cứu điều trị Covid luôn, khi bệnh nhân xuất viện cũng đã âm tính Covid-19. Dù vừa qua cao điểm như vậy nhưng việc trực cấp cứu Tết của chúng tôi là nhiệm vụ, không ngại khó hay đặt nặng lý do cá nhân”.

Cũng với tinh thần cứu người là trên hết, trực Tết cấp cứu là nhiệm vụ của ngành y, bác sĩ Hạnh đã sắp xếp cho gia đình về quê Đà Nẵng đón Tết một tuần trước.

Trong khi đó, bác sĩ Thế có ba mẹ đã lớn tuổi và gia đình tại TP.HCM cũng vẫn tham gia trực xuyên Tết Nhâm Dần.

Hành lang khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy chiều 29 Tết

“Tôi cũng như nhiều bác sĩ khác trong bệnh viện. Mỗi mùa Tết đến không đặt nặng chuyện cầu kỳ lễ Tết cho gia đình mà chỉ mua sắm những cây trái cơ bản, 2-3 chậu cúc, sao cho đơn giản nhất. Rất may mắn là chúng tôi được gia đình, người thân đồng cảm, hỗ trợ để chuyên tâm lo công việc chuyên môn”, bác sĩ Thế trải lòng.

Bên ngoài hành lang Khoa Cấp cứu chiều 29 Tết, còn những thân nhân người bệnh đang ngóng đợi tin vui.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tam-su-cua-nhung-nguoi-o-noi-khong-co-nghi-tet-truoc-thoi-k...

Dân mạng tranh cãi gay gắt trước quan điểm nhận thưởng Tết xong xin nghỉ việc là vô ơn
HHT - Mới đây, sếp của một công ty nọ cho rằng, nhân viên nhận thưởng Tết xong mà lại xin nghỉ việc thì là vô ơn. Quan điểm này nhanh chóng trở thành chủ đề gây tranh cãi cực gắt trên mạng xã hội.

Cư dân mạng

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán