Trung thu 2019: Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục ngày tết trung thu

Ngày 12/09/2019 14:15 PM (GMT+7)

Tết trung thu thường hay được tổ chức vào ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm. Trung thu là ngày mấy, nguồn gốc ý nghĩa và phong tục tết thiếu nhi tại các nước ra sao sẽ được trình bày chi tiết cụ thể tại bài viết này.

Trung thu được coi là ngày tết truyền thống hàng năm mang nhiều ý nghĩa thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn, sự tri ân tình thân bằng hữu, đoàn tụ và yêu thương. Ở Việt Nam, ngày tết trung thu dần trở thành Tết thiếu nhi vì ngày này hay được mua đồ chơi như đèn ông sao … và ăn bánh quây quần bên gia đình. 

Trung thu là ngày mấy?

Tết Trung thu hàng năm thường tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch. Trong đó, trung thu 2019 sẽ rơi vào thứ 6 ngày 13/9 dương lịch. 

Vào ngày này gia đình bạn có thể lên kế hoạch đi chơi xa hay về quê. Bên cạnh đó các doanh nghiệp công ty có thể lên kế hoạch mua quà tặng cho khách hàng đối tác vào dịp này. 

Nguồn gốc Tết Trung thu

Tết Trung thu là một trong những ngày lễ truyền thống trong văn hóa người Việt.  Theo nghiên cứu mới nhất thì các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những hoạt động đầu tiên về lễ hội này được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. 

Theo Thông tấn xã Việt đưa tin thì văn bia chùa Đọi năm 1121 từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Sau đó đến đời Lê - Trịnh đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Trung thu hàng năm được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch tức ngày 15/8. Có rất nhiều truyền thuyết dân gian về ngày này cụ thể là nhà vua dạo chơi dưới cung trăng vào rằm tháng 8 âm lịch hay sự tích Hằng Nga, chú Cuội…

Vào ngày tết Trung thu người Việt hay sửa soạn mâm cỗ ngọt với hoa quả, bánh kẹo để cúng gia tiên. Bên cạnh đó có nhiều hoạt động vui chơi dành cho thiếu nhi như phá cỗ rước đèn dưới đêm trăng. 

Trung thu 2019:  Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục ngày tết trung thu - 1

Ý nghĩa của Tết Trung thu

Theo phong tục người Việt, ngày Tết trung thu tất cả các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cỗ gồm bánh kẹo, mía, bưởi và các loại hoa quả để đón Tết. Đây là dịp thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè, họ hàng. Người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng,…

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng.  Bên cạnh đó có nhiều hoạt động cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ,… thật vui. 

Thời xa xưa thì người Việt còn tổ chức các hoạt động hát trống quân vào dịp này. Trai gái dùng điệu hát trống quân trong những đêm rằm vừa để vui chơi cũng như kén chọn bạn trăm năm. Người ta hay dùng thơ lục hay lục bát biến thể để hát. 

Đến thời nay thì tết Trung thu dần trở thành tết của trẻ em. Đây là dịp Nhà nước hay các tổ chức cũng như người lớn thể hiện sự quan tâm đến trẻ em với nhiều hoạt động tổ chức như trao quà, tổ chức văn nghệ, rước đèn ông sao....

Trung thu 2019:  Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục ngày tết trung thu - 2

Mâm cỗ tết Trung thu gồm những gì? 

- Bánh trung thu với 2 loại truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo được làm từ bột gạo với cách thức chế biến khác nhau với đa dạng các loại nhân như thập cẩm, đậu xanh, đậu đỏ...Ngày nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại thương hiệu bánh trung thu đáp ứng nhu cầu người dùng với mẫu mã, kiểu dáng, hoa văn đơn giản. 

- Các loại đèn lồng giúp cho mâm cỗ trở nên hoàn hảo bắt mắt hơn. Chiếc đèn đặt trong mâm cỗ ngày tết Trung thu phát sáng lung linh làm cho không gian thêm gần gũi, mọi người cảm thấy thêm thích thú và ý nghĩa. 

- Mâm ngũ quả gồm các loại quả như dưa hấu, hồng đỏ, hồng ngâm, đu đủ, bưởi, táo và có chú cún làm bằng quả bưởi. Với tay nghề khéo léo, óc sáng tạo được tạo ra hình dáng con vật như là nhím lê nho, cá thang long, cua cam, cua táo ... làm cho mâm cỗ Trung thu thêm phần tươi mới, bắt mắt và ấn tượng hơn. Sự xuất hiện của các loại quả mang nhiều ý nghĩa như quả na mang tới ước nguyện lộc nở và sinh sôi. Hay chuối chín vàng, trái hồng đỏ mang tới niềm hy vọng. Dưa hấu và dưa vàng cầu mong bình an hay quả lựu mang đến sự may mắn, ngọt ngào, quả bưởi biểu tượng cho sự tốt lành.

Trung thu 2019:  Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục ngày tết trung thu - 3

Phong tục tập quán ngày tết trung thu của các nước châu Á

Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước Đông Á cũng hay tổ chức lễ hội vào các dịp này như Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore…

Tết trung thu ở việt nam 

Tết trung thu được tổ chức hằng năm với nhiều nét đặc sắc thể hiện truyền thống và văn hóa đặc trưng. Vào ngày có nhiều hoạt động diễn ra để bày tỏ lòng biết ơn cũng như sự quan tâm đến thiếu nhi như tặng quà, tổ chức văn nghệ, cắm trại hay phá cỗ … Vào ngày này trên đường phố thường thấy nhiều đèn lồng, đèn ông sao, trống hay mặt nạ và nhiều đồ chơi cho trẻ em. Nhiều vùng miền tổ chức múa lân cùng tiếng trống tạo không khí huyên náo tưng bừng. 

Tại các gia đình có thể tổ chức cắm trại vui trung thu, hay phá cỗ mâm ngũ quả với bánh kẹo truyền thống. Hay đơn giản quây quần cùng nhau thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo với chén trà để tình nghĩa thêm bền chặt. 

Trung thu 2019:  Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục ngày tết trung thu - 4

Tết trung thu ở Trung Quốc 

Trung Quốc được coi là nơi bắt nguồn của tết Trung thu với nhiều sự tích ly kỳ về chị Hằng, chị Thỏ Ngọc trên cung trăng ...Giống như phong tục của người Việt thì mâm cỗ tết trung thu không thể thiếu 2 loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên tại mỗi nước thì hương vị các loại bánh có nét đặc trưng do cách chế biến và nguyên liệu khác nhau. 

Vào ngày Tết trung thu, người Trung Quốc thường treo đèn lồng trước cửa nhà trong dịp này. Vào đêm rằm âm lịch nhiều nhà hay thả đèn trôi sông hay đèn trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Bên cạnh đó cũng có nhiều hoạt động múa lân sư rồng và rước đèn cho thiếu nhi...

Tết trung thu ở Nhật Bản 

Tại Nhật Bản ngày nay đã chuyển sang sử dụng lịch dương, tuy nhiên ngày tết Trung thu hàng năm hay còn gọi là lễ ngắm trăng (Otsukimi) vẫn được tổ chức với nhiều hoạt động. Vào ngày này, người Nhật sẽ thưởng thức loại bánh truyền thống là Tsukimi Dango và cùng gia đình ngắm trăng và trẻ em được cha mẹ sắm tặng những chiếc lồng đèn cá chép tham gia vào lễ hội rước đèn.  

Bánh Tsukimi Dango là loại bánh truyền thống ngày này được làm từ bột gạo với cách chế biến đặc trưng. Bánh có hình tròn mềm với sốt mặn ngọt đặc trưng thường được xiên vào que tre và uống kèm với trà xanh. 

Trung thu 2019:  Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục ngày tết trung thu - 5

Bánh Tsukimi Dango cổ truyền thường được người Nhật thưởng thức dịp lễ này

Tết trung thu ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, tết Trung thu còn có tên gọi là Chuseok được tổ chức kéo dài trong 3 ngày. Đây là khoảng thời gian mọi người nghỉ ngơi, quây quần đoàn tụ bên gia đình.  

Trong ngày lễ này, người Hàn hay làm các mâm cỗ từ sản phẩm gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh kẹo… để thành kính dâng lên báo hiếu tổ tiên. Trẻ em được cha mẹ sắm sửa trang phục vui chơi và thức thức bánh trung thu. 

Bánh trung thu Hàn Quốc với tên gọi là Songpyeon có hương vị đặc trưng với các nguyên liệu cơ bản như bột gạo, đậu xanh, đường, lá thông. Bánh được nặn hình trăng khuyết chứ không phải hình tròn như Việt Nam. Bánh được biến tấu với nhiều màu sắc và nhân đa dạng phù hợp với khẩu vị của nhiều người. 

Trung thu 2019:  Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục ngày tết trung thu - 6

Bánh trung thu cổ truyền Hàn Quốc

Tết trung thu ở Thái Lan 

Ở Thái Lan, tết Trung thu còn được biết đến với tên gọi là “lễ cầu trăng” tổ chức đúng ngày 15/8 âm lịch. Trong lễ cầu trăng, tất cả mọi người đều tham gia thực hiện các nghi lễ cúng và ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất. 

Vào ngày này người Thái chuẩn bị mâm cỗ ngọt gồm quả đào và bánh trung thu với ý nghĩa Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm và các vị thần tiên mang phước lành đến cho mọi người. 

Chính vì vậy bánh trung thu thái lan có hình dáng giống quả đào. Trong ngày này người Thái hay ăn bưởi loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, ngọt ngào và may mắn.

Trung thu 2019:  Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục ngày tết trung thu - 7

Tết trung thu ở Malaysia 

Người Malaysia cũng có tục đón Tết trung thu trong ngày rằm tháng 8. Cũng giống với phong tục ở Việt Nam thì ngày này khắp các nẻo đường đèn lồng được trang trí, bánh trung thu cũng được bày bán nhiều tại các cửa hàng. Nhiều hoạt động được diễn ra như múa lân múa sư tử , rước đèn , vui chơi giải trí khác cho thiếu nhi và người lớn. 

Tết trung thu ở Philippines 

Tết Trung thu ở Philippines có nguồn gốc nhờ việc lưu truyền bởi những người gốc Hoa sinh sống và làm việc ở đây. Trong ngày này, những người gốc hoa thường làm bánh trung thu rồi chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình. Bánh gồm 2 loại bánh đặc trưng là bánh nướng và bánh dẻo với nhiều loại nhân như đậu xanh, thịt heo, khoai lang, trứng muối … phù hợp với khẩu vị nhiều người. Trong ngày này có nhiều hoạt động được diễn ra như quây quần thưởng bánh ngắm trăng  hay tham gia các trò chơi như xúc xắc trung thu. 

Tết trung thu ở Campuchia 

Tết trung thu ở Campuchia có nhiều nét khác biệt so với các nước Á Đông như thời gian diễn ra muộn vào khoảng rằm tháng 10 âm lịch. Người dân Campuchia thường gọi ngày lễ này với cái tên đặc biệt là Ok Om Pok hay tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía… 

Tại ngày lễ này có nhiều hoạt động được diễn ra trong đó người Campuchia thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió với ước vọng niềm tin người thả gửi đến thần mặt trăng cầu mong sự may mắn và viên mãn. 

Bất ngờ Trung thu 2019: Đồ chơi thất truyền được phục hồi bỗng dưng bán chạy
Những món đồ chơi cổ truyền được làm thủ công bất ngờ được người lớn và trẻ con vô cùng yêu thích.
Tú Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết Trung Thu