Xúc động lễ khai giảng ở ngôi trường đặc biệt nhất Thủ đô

Ngày 05/09/2024 09:53 AM (GMT+7)

Cùng với hàng triệu học sinh cả nước hát vang lời ca hùng tráng của bài Quốc ca trong ngày khai giảng, các em học sinh Trường PTCS Xã Đàn cũng hát Quốc ca nhưng bằng ký hiệu vì các em đều là học sinh khiếm thính.

Sáng nay (5/9), hòa trong không khí khai trường của cả nước, thầy trò Trường Phổ thông cơ sở (PTCS) Xã Đàn (Hà Nội) đã tiến hành khai giảng năm học mới.

Là ngôi trường duy nhất ở Thủ đô Hà Nội có các lớp chuyên biệt dạy văn hóa, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khiếm thính nên buổi khai giảng có nét đặc biệt so với những ngôi trường khác.

Ngay từ 7 giờ, hàng trăm học sinh, giáo viên và phụ huynh của trường đã có mặt để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Ngay từ 7 giờ, hàng trăm học sinh, giáo viên và phụ huynh của trường đã có mặt để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

img src/upload/3-2024/images/2024-09-05/1725504214-z27c4211a7e59ed7435c98e8085d35af0b-4260-width1417height945.jpg width660 /

Xúc động lễ khai giảng ở ngôi trường đặc biệt nhất Thủ đô - 3

Đưa con trai vượt chặng đường gần 100 km từ huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) đến Trường PTCS Xã Đàn để dự lễ khai giảng, chị Phùng Thị Hải chia sẻ, do nhà ở xa nên sáng nay, cả nhà phải đi từ 5h30 sáng cho kịp giờ. “Hôm nay là ngày khai giảng đầu năm học mới nên con rất vui và hào hứng. Ở ngôi trường này có nhiều bạn cùng chung hoàn cảnh, thầy cô có nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi rất yên tâm. Chúng tôi cảm ơn các thầy cô và nhà trường đã đồng hành, giúp đỡ để các con hòa nhập hơn, hiểu biết hơn".

Không giống với những ngôi trường khác, Trường PTCS Xã Đàn là một trường chuyên biệt của Hà Nội, đào tạo cho cả học sinh bình thường và học sinh khiếm thính, thiệt thòi với 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS.

Không giống với những ngôi trường khác, Trường PTCS Xã Đàn là một trường chuyên biệt của Hà Nội, đào tạo cho cả học sinh bình thường và học sinh khiếm thính, thiệt thòi với 3 cấp học mầm non, tiểu học và THCS.

img src/upload/3-2024/images/2024-09-05/1725504216-z0750fab81adf10f0ddb8b4e139d7d1bd5-2517-width1417height946.jpg width660 /

Xúc động lễ khai giảng ở ngôi trường đặc biệt nhất Thủ đô - 6

Ở giữa sân trường, học sinh các khối ngồi thành từng hàng ngay ngắn. Các em nói chuyện với nhau bằng cử chỉ của đôi tay, bằng ánh mắt và cả nụ cười.

img src/upload/3-2024/images/2024-09-05/1725504216-z2e6802be56755c9dd0f47b7c424-73820-width1417height946.jpg width660 /

Xúc động lễ khai giảng ở ngôi trường đặc biệt nhất Thủ đô - 8

Buổi lễ khai giảng của thầy và trò Trường PTCS Xã Đàn gây xúc động khi hàng trăm học sinh hát Quốc ca bằng tay.

Buổi lễ khai giảng của thầy và trò Trường PTCS Xã Đàn gây xúc động khi hàng trăm học sinh hát Quốc ca bằng tay.

Thầy và trò Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn dùng cử chỉ tay để hát Quốc ca.

Thầy và trò Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn dùng cử chỉ tay để hát Quốc ca.

img src/upload/3-2024/images/2024-09-05/1725504217-z78d1b0f20f6e93c67208d9091a5d559a9-67829-width1417height945.jpg width660 /

Xúc động lễ khai giảng ở ngôi trường đặc biệt nhất Thủ đô - 12

Nghi thức hát Quốc ca tưởng chừng như đơn giản, quen thuộc, nhưng để có thể hoàn thành việc này, các em học sinh cùng thầy cô Trường PTCS Xã Đàn phải tập luyện nhiều ngày trước khai giảng.

Nghi thức hát Quốc ca tưởng chừng như đơn giản, quen thuộc, nhưng để có thể hoàn thành việc này, các em học sinh cùng thầy cô Trường PTCS Xã Đàn phải tập luyện nhiều ngày trước khai giảng.

Với các em bước vào lớp 1, đây là hành trang, dấu mốc quan trọng cho cuộc đời.

Với các em bước vào lớp 1, đây là hành trang, dấu mốc quan trọng cho cuộc đời.

Các em mang cờ, hoa đến trong niềm vui hân hoa trong ngày Lễ khai giảng của cả nước.

Các em mang cờ, hoa đến trong niềm vui hân hoa trong ngày Lễ khai giảng của cả nước.

Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, thầy Phạm Văn Hoan - Hiệu trưởng Trường PTCS Xã Đàn cho biết, năm học 2024 - 2025, nhà trường đón nhận thêm 70 học sinh mới, trong đó có 39 học sinh khuyết tật. Tính tới thời điểm hiện tại, toàn trường có 238 em thuộc diện khiếm thính.

Với mô hình dạy liên cấp gồm mầm non, tiểu học và THCS, hiện nay trường tổ chức dạy học cho cả học sinh bình thường (trong đó học sinh khiếm thính chiếm 60%). Với sự pha trộn này, các học sinh khiếm thính có được sự chăm sóc tốt hơn, sự quan tâm từ phía bạn bè giúp các em hòa nhập tốt hơn. Trong khi đó, những học sinh bình thường cũng có thể giúp đỡ học sinh khiếm khuyết, từ đó sẽ rèn giũa được lòng nhân ái, bao dung của các em.

Đúng 8 giờ, tiếng trống trường vang lên báo hiệu năm học mới chính thức bắt đầu.

Đúng 8 giờ, tiếng trống trường vang lên báo hiệu năm học mới chính thức bắt đầu.

Phát biểu tại lễ khai giảng, thầy Phạm Văn Hoan mong muốn mỗi thầy cô giáo nhà trường hãy nỗ lực nghiên cứu, giảng dạy thật tốt, hãy truyền đến các con những ngọn lửa đam mê học tập, nghiên cứu và lối sống cao đẹp, nhân văn. "Chúng ta sẽ cùng khám phá mọi tiềm năng của mỗi học sinh, để phát huy tốt nhất những thế mạnh, tạo nên những dấu ấn riêng tuyệt vời, đồng thời lan tỏa những năng lượng tích cực tới các con.

Các con học sinh hãy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo để có kết quả học tập tốt trong năm học mới. Các con học sinh sáng tai và các con học sinh khiếm thính hãy luôn là những bạn bè tốt, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống như truyền thống quý báu mà các thế hệ thầy trò nhà trường đã dày công xây dựng. Nhà trường, các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và ban ngành các cấp luôn sẵn sàng đồng hành cùng các con. Với sự nỗ lực và quyết tâm đó, chúng ta hy vọng một năm học mới thành công!".

Chia sẻ thêm với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, cô Nguyễn Thu Huyền - Bí thư chi đoàn, Thư ký Hội đồng cho biết, việc các trẻ khuyết tật được hòa nhập mang một ý nghĩa vô cùng to lớn chính vì vậy lễ khai giảng đối với các em là một ngày hội lớn, các em quay trở lại trường để được học tập, vui chơi, sẻ chia cùng thầy cô và bạn bè.

Cô Huyền cho biết, học sinh khiếm thính khối Tiểu học của trường phải mất 2 năm mới học xong 1 lớp, giáo viên phải chia nhỏ kiến thức, giảm tải nội dung để phù hợp với các con. Việc tiếp thu kiến thức chỉ bằng mắt sẽ khó nhớ và nhanh quên đối với các em. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn thì các em cũng có những mặt mạnh như các em có thể nhảy, múa, chơi thể thao rất giỏi và đặc biệt khả năng hội họa của các em rất tốt. Hàng năm nhà trường tổ chức nhiều cuộc thi vẽ tranh, tuyên truyền các ngày lễ lớn.

"Về giải pháp đổi mới giáo dục đối với học sinh khuyết tật trong năm học tới, giáo viên nhà trường sẽ tập trung phát huy kênh nhìn cho học sinh khiếm thính để các em có thể tiếp nhận bài học đầy đủ, dễ dàng (ví dụ như đối với những bài giảng dạy bằng video sẽ lồng ghép phụ đề bằng Ngôn ngữ ký hiệu cho học sinh khiếm thính). Còn đối với học sinh khiếm thính khối THCS song song với việc dạy văn hóa sẽ tăng cường định hướng giáo dục hướng nghiệp và đạo tạo nghề cho các em", cô Huyền chia sẻ.

Hơn 23 triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới
Hôm nay (5/9), hơn 23 triệu học sinh trên cả nước chính thức bước vào năm học mới 2024-2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn...

Năm học mới

Theo Đỗ Vi - Tuấn Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng 5/9, giá vàng nhẫn tròn giảm 50.000 đồng/lượng, về mức 78,55 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng miếng SJC đứng im 79 - 81 triệu đồng/lượng.

Tin bài cùng chủ đề Trường học HOT