Bạn đã bao giờ thực hiện 4 hành vi làm tổn thương tình cảm vợ chồng này chưa?
Hôn nhân là một mối quan hệ mà cả hai đã phải trải qua nhiều thử thách mới đến được với nhau, phức tạp hơn nhiều so với tình yêu. Ở đó, hai vợ chồng cần phải biết cách quản lý, vun vén thì hôn nhân mới bền.
Và điều khiến vợ/chồng đau lòng nhất chính là những lời nói, việc làm vô tình trong đời sống hằng ngày, tuy im lặng nhưng lại lạnh thấu xương, có thể làm tổn thương trái tim nhau một cách nặng nề. Nhưng tôi lại không biết điều đó cho đến khi vợ tôi, cô ấy đã bật khóc trong bữa ăn.
Còn bạn, bạn đã bao giờ thực hiện 4 hành vi làm tổn thương tình cảm vợ chồng này chưa?
Ảnh minh họa
1. Thờ ơ và bỏ mặc lâu dài
Sau khi kết hôn, điều mà các cặp đôi dễ bỏ qua chính là nhu cầu tuy đơn giản nhưng lại quan trọng nhất dành cho nhau: sự quan tâm và thấu hiểu.
Năm ngoái, tôi phớt lờ cảm xúc của các thành viên gia đình vì lịch trình công việc bận rộn.
Mỗi tối về nhà, trong đầu tôi vẫn ngập tràn chuyện công việc, dù đang ngồi ở bàn ăn nhưng tâm trí tôi đã bay đến bản báo cáo trước máy tính.
Khi vợ chia sẻ những khó khăn với tôi, cô ấy chỉ nói vài lời chiếu lệ vì tôi không thực sự lắng nghe cô ấy nói.
Cho đến một ngày cơn giận của vợ bộc phát hoàn toàn. Trên bàn ăn, cô ấy than thở trong nước mắt: "Anh biết không? Em thà bị anh lớn tiếng cãi nhau với em còn hơn là bị anh phớt lờ như thế này”.
Lúc đó, tôi nhận ra sâu sắc tác hại mà sự thờ ơ và bỏ bê có thể gây ra cho hôn nhân.
Sau khi nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, tôi quyết định dù bận rộn đến mấy cũng sắp xếp một chuyến du lịch nhỏ mỗi tháng với gia đình.
Những khoảng thời gian bên nhau này đã trở thành những kỷ niệm vô cùng quý giá và khiến mối quan hệ của chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn.
2. Những lời buộc tội, phàn nàn vô lý
Trong cuộc sống hôn nhân, những va chạm, xung đột là điều không thể tránh khỏi. Nhưng luôn đưa ra những lời buộc tội, phàn nàn vô lý sẽ làm tổn thương tình cảm vợ chồng, khiến sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau dần bị bào mòn.
Tôi nhớ trong một bữa tiệc, một đồng nghiệp đã phàn nàn rất nhiều về cô vợ khó tính của mình rằng: “Dù tôi có làm gì cũng sẽ không bao giờ có thể làm vừa lòng cô ấy. Tôi cảm giác cô ấy coi sự tồn tại của tôi là một sai lầm”.
Ở công ty tôi cũng biết người đồng nghiệp này thực ra rất có trách nhiệm với gia đình, chẳng nề hà bất cứ công việc nhà nào nhưng vợ anh lại rất khó tính, thường phàn nàn anh làm cái này không được, cái kia không tốt rồi dẫn đến vợ chồng cãi nhau.
Những cãi vã, phàn nàn như vậy lúc đầu có thể chỉ là chuyện nhỏ nhưng theo thời gian chúng có thể trở thành bức tường không thể vượt qua giữa vợ chồng.
Khi giao tiếp trở thành công cụ làm tổn thương nhau, nó sẽ để lại những vết sẹo khó lành trong lòng đối phương.
Ảnh minh họa
3. Không trung thực và cố ý hoặc vô ý che giấu
Tất cả chúng ta đều biết rằng sự trung thực là nền tảng của sự tin cậy. Một khi bạn bắt đầu nói dối về những điều nhỏ nhặt, bạn sẽ dễ dàng đánh mất niềm tin của người khác về những điều lớn lao hơn.
Anh họ của tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc về việc này. Để không làm vợ lo lắng, anh giấu chuyện thất nghiệp và hàng ngày ra ngoài làm tài xế công nghệ để kiếm tiền.
Ở một mức độ nào đó, điều này quả thực là để bảo vệ sự hòa thuận trong gia đình nhưng nó cũng tạo nền tảng cho thảm họa.
Một ngày nọ, anh đón một nữ hành khách và bị vợ bắt gặp, kết quả ai cũng đoán được. Mặc dù sự hiểu lầm đã được giải quyết sau khi anh đưa cuốc xe được đặt cho vợ xem, nhưng vợ anh đã nghi ngờ và lo lắng liệu anh có những bí mật nhỏ nào khác hay không.
Quả thực, một khi lòng tin giữa vợ chồng rạn nứt, khi gặp khó khăn thực sự, họ sẽ ít nhận được sự thấu hiểu và hỗ trợ hơn.
4. Mất tính độc lập và ý thức về ranh giới
Sự phụ thuộc là chất độc trong các mối quan hệ. Khi một bên quá bám víu hoặc mất đi sự độc lập, mối quan hệ có thể trở nên ngột ngạt.
Một người họ hàng ở quê của tôi quá phụ thuộc vào vợ, dẫn đến hôn nhân của anh bế tắc. Anh dồn mọi cảm xúc, nhu cầu, kỳ vọng của mình vào vợ và hoàn toàn mất đi sự tư duy độc lập trong cuộc sống.
Sự quan tâm chu đáo ban đầu của người vợ dần trở thành sự nhàm chán và bất lực, bởi cô ấy cũng cần một người bạn đời có thể sánh bước bên mình chứ không phải là một “đứa con” luôn cần được chăm sóc.
Bạn phải biết rằng khi sự phụ thuộc vào nhau dựa trên sự độc lập thì mối quan hệ có thể bền chặt và lâu dài hơn.
Thành thật mà nói, trong quan hệ vợ chồng hàng ngày, chúng ta ít nhiều đều mắc phải những sai lầm trên, nhưng điều quan trọng là chúng ta có đủ can đảm để đối mặt với chúng hay không.
Hôn nhân thực sự không chỉ là tình yêu và chỗ ở. Hãy quan tâm đến nhau nhiều hơn trong cuộc sống, học cách giúp đỡ khi người kia cần và đừng quên dành đủ không gian cá nhân để cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đẹp.
Chỉ có kiểu hôn nhân này mới có thể vượt qua thử thách của thời gian và giữ được sự ấm áp, hạnh phúc lâu dài. Mong mỗi cặp đôi có thể tìm được cách hòa hợp cho riêng mình để tình cảm vợ chồng mãi tốt đẹp, hôn nhân hạnh phúc bền lâu.