Cách nhận biết và chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón

Linh San - Ngày 01/04/2022 16:11 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường xuyên là do hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. Khi bị táo bón, bé sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ít ăn, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng kém. Việc biết cách nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón sớm sẽ giúp cha mẹ đơn giản hơ

Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng như thế nào?

Táo bón ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phân trở nên bị khô cứng và làm giảm số lần đại tiện dưới chỉ 3 lần/tuần. Khi phân bị khô cứng sẽ khiến việc di chuyển chậm và gây khó khăn trong quá trình đẩy phân ra ngoài. Vì thế, trẻ thường cảm thấy khó chịu, đau đớn bởi cần phải dùng sức để đẩy phân ra ngoài. Khi tình trạng táo bón đề lâu và kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón

Nhận biết dấu hiệu trẻ đang bị táo bón sẽ giúp mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thích hợp với hệ tiêu hóa của bé.

- Trẻ bị đầy bụng và khó tiêu: Mẹ thử quan sát và đặt tay sờ thử lên trên bụng của bé, khi thấy bụng của con phình to, cơ bụng căng cứng có thể là bé đang bị đầy bụng, khó tiêu.

- Trẻ thường xuyên quấy khóc và biếng ăn: Bé đang chơi và ăn ngoan nhưng tự nhiên quấy khóc không rõ lý do, bỏ ăn, ăn ít, mặt cáu kỉnh và nhăn nhó là dấu hiệu chứng tỏ bé đang bị táo bón.

Trẻ sơ sinh bị táo bón rất khó chịu. (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh bị táo bón rất khó chịu. (Ảnh minh họa)

- Trẻ ít đi ngoài hơn bình thường: Thông thường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sẽ đi vệ sinh khoảng 2-3 lần/ngày và giảm dần khi bé lớn. Với bé uống sữa ngoài, số lần đi vệ sinh có thể giảm. Nếu như biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi một lần, đặc biệt là 3 ngày chưa đi ngoài thì khả năng bé bị táo bón rất cao.

- Trẻ cảm thấy không thoải mái mỗi lần đi vệ sinh: Khi bé đi ngoài, mẹ có thể để ý bé hay ưỡn người lên để rặn, mặt đỏ hơn, vã mồ hôi nhiều hơn, thậm chí quấy khóc vì đau chứng tỏ bé đang bị táo bón.

- Trẻ đi ngoài lẫn máu trong phân: Nếu mẹ thấy phân của bé có lẫn máu thì có thể bé đang bị táo bón.

- Phân của trẻ khô và độ ẩm ít: Thông thường, trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ đi ngoài phân khô, rắn và cứng giống như đất sét. Đồng thời, phân tạo thành cục và rời rạc.

- Trẻ ăn ít hơn bình thường: Do bị táo bón lâu ngày, những chất độc trong cơ thể bé sẽ không được đào thải mà có nguy cơ bị hấp thụ ngược, khiến bé bị chán ăn, mệt mỏi.

Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi trở xuống

Trên thực tế, không có nhiều sự khác biệt giữa cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi là khá giống nhau. Mẹ có thể áp dụng những cách trị táo bón này đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở xuống nhé.

Nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón là rất quan trọng. (Ảnh minh họa)

Nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón là rất quan trọng. (Ảnh minh họa)

- Bổ sung lượng chất lỏng cho bé

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường do thiếu chất lỏng trong đường tiêu hóa, vì thế, mẹ cần phải cho bé bú nhiều hơn khoảng 2 giờ/ lần.

- Đổi loại sữa công thức cho bé

Với những bé uống sữa ngoài thường sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với bé bú sữa mẹ do sữa công thức thường khó tiêu hóa hơn. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên ưu tiên lựa chọn loại sữa có bổ sung chất xơ hòa tan để giúp phân của bé mềm hơn, dễ đi ngoài hơn.

- Cho trẻ tắm nước ấm

Nếu bé cảm thấy khó chịu vì những triệu chứng táo bón thì có thể ngâm mình trong nước ấm có thể giúp bé cảm thấy thoải mái. Qua đó, cơ bụng sẽ làm giảm cơn đau do bị đầy hơi và kích thích sự hoạt động của nhu động ruột. Khi trẻ có dấu hiệu bị táo bón, mẹ hãy chuẩn bị một chậu nước ấm, ngâm mông cho bé khoảng từ 5-10 phút/lần, ngày 2-3 lần. Lưu ý là cách này chỉ áp dụng cho bé trên 1 tháng tuổi trở lên.

- Massage bụng cho bé

Đây cũng là một trong những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Thực hiện bằng cách mẹ đặt 3 ngón tay phía bên trái dưới rốn của con và massgae thật nhẹ nhàng theo cử động vòng tròn trong khoảng 3 phút. Điều này sẽ giúp mang đến sự thoải mái và thúc đẩy chuyển động ruột của bé.

Mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Ngoài những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh thông thường, một số mẹo dân gian dưới đây cũng khá tốt dành cho bé:

- Sử dụng mật ong để bôi hậu môn

Đây là cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi trở lên. Do mật ong có tính nóng nên khi sử dụng để bôi cho trẻ sẽ giúp kích thích và co thắt tại vòng cơ hậu môn, giúp bé dễ dàng đẩy phân ra ngoài. Mẹ có thể lấy chút mật ong rừng và bôi lên đầu que bông mềm hoặc cũng có thể dùng một cọng hành nhỏ rồi ngoáy hậu môn, ngoáy sâu trong hậu môn của bé khoảng 1cm và ở cả phía bên ngoài. Sau khoảng 5-10 phút, bé sẽ dễ dàng đi tiêu hơn.

- Sử dụng rau mồng tơi để ngoáy hậu môn

Cũng giống như mật ong, rau mồng tơi có thể dùng cho trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi và cũng là cách để trị táo bón cho sơ sinh từ dân gian rất an toàn, lành tính. Mẹ chỉ cần sử dụng những cọng rau mồng tơi tươi non, xanh nhất, cuống cứng.

Mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng dân gian bằng rau mồng tơi. (Ảnh minh họa)

Mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng dân gian bằng rau mồng tơi. (Ảnh minh họa)

Độ to của cọng rau mồng tơi sẽ phù hợp theo tháng tuổi của bé. Lấy một cọng mồng tơi, rửa sạch và tước hết vỏ ngoài cuống, ngoáy hậu môn của bé khoảng từ 3-4 cái. Trong khoảng 5-10 phút sau, bé sẽ dễ dàng đi tiêu hơn.

- Sử dụng nước bồ kết

Nếu như có bồ kết, mẹ có thể áp dụng bằng cách lấy khoảng 3 quả bồ kết (loại thường dùng để gội đầu), nướng lên rồi cho vào 500ml nước, đun sôi cùng nhau và để nguội. Sau đó, mẹ dùng một chiếc xilanh để bơm vào bên trong hậu môn của bé. Nước bồ kết sẽ giúp bé đi tiêu nhanh hơn.

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ không nên dùng dùng thuốc hoặc những loại thực phẩm lạ, đặc biệt với trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì thế, điều cần nhất là mẹ cần phải thay đổi chế độ ăn uống, ăn đúng loại thực phẩm trị táo bón là cách tốt nhất. Khi bé sơ sinh bị táo bón, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm/ đồ uống sau:

- Sữa chua: Có chứa thành phần lợi khuẩn probiotic có lợi sẽ giúp cân bằng và ổn định hệ tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột của trẻ sơ sinh, ngăn ngừa triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Nếu con bị táo, mẹ nên ăn từ 3-4 hộp sữa chua/ tuần, kết hợp cùng các loại thực phẩm khác nếu sữa mẹ bị nóng.

Lưu ý là mẹ nên bỏ sữa chua ra ngoài một lúc rồi mới ăn, không nên ăn quá lạnh hoặc ăn sữa chua hết hạn sử dụng.

- Các loại rau có màu xanh: Một số loại rau có màu xanh như mồng tơi, súp lơ xanh, rau ngót, rau lang, rau bina...là loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, rất tốt dành cho phụ nữ cho con bú và sau sinh. Nhờ có hàm lượng này mà hệ tiêu hóa của bé sẽ ổn định thông qua việc hấp thụ chất xơ, dưỡng chất từ sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế dầu mỡ và nên nấu chín rau trước khi ăn.

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên ăn nhiều rau xanh. (Ảnh minh họa)

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên ăn nhiều rau xanh. (Ảnh minh họa)

- Các loại đậu: Tương tự như rau xanh, đậu là thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho các bà mẹ nuôi con nhỏ.

- Quả đu đủ chín: Hàm lượng vitamin A, vitamin C, chất xơ và hoạt chất papain...trong đu đủ chín rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Khi bé bị táo bón, mẹ có thể ăn đu đủ chín vào các bữa phụ hoặc sau bữa ăn để làm mát nguồn sữa, trị táo bón tốt nhất cho bé.

- Uống đủ nước ấm: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp và đảm bảo thì mẹ nên bổ sung thêm nước ấm. Nước ấm có công dụng bổ sung thêm nước, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru, sữa mẹ tiết nhiều hơn, ổn định và làm mát sữa mẹ. Khi cơ thể mẹ bổ sung đầy đủ nước, nguồn sữa sẽ thanh mát, giúp bé giảm tình trạng táo bón và bú đủ sữa.

Ngoài ra, khi bé sơ sinh bị táo bón, mẹ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu sắt, đồ uống chứa caffein, nước tăng lực, nước chè, nước ngọt có ga, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, hải sản...giúp tránh gây kích ứng nhu đường ruột khiến trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không khỏi.

Khi nào trẻ sơ sinh bị táo bón cần đưa đến bệnh viện?

- Trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài trong khoảng 1 tuần, mẹ đã thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung sữa cho bé nhưng k có tác dụng.

- Trẻ bị táo bón khi vừa mới sinh xong, bị chướng bụng.

- Tình trạng táo bón của trẻ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé như kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn trớ.

Mẹ lưu ý, cần phải tuyệt đối không dùng thuốc trị táo bón cho trẻ nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh để vi khuẩn không có cơ hội tấn công
Khi mới chào đời, các giác quan của trẻ sơ sinh đang khá nhạy cảm, hệ miễn dịch còn non nớt nên nếu mẹ không chú ý chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày...

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách