Hãy nhanh tay dọn sạch những “ổ vi khuẩn” này, 90% người bỏ qua mà không biết chúng nguy hiểm thế nào

Hạo Phi - Ngày 19/04/2024 13:15 PM (GMT+7)

Bạn có biết trong nhà có những “ổ vi khuẩn” nào không? Hãy tìm hiểu xem nhé và nhanh tay dọn sạch chúng để bảo vệ sức khỏe của gia đình.

Khi nhiệt độ tăng lên, nhiều loại vi khuẩn và virus cũng bắt đầu lây lan. Nhiều loại vi khuẩn sẽ bí mật sinh sôi và phát triển ở những nơi mà chúng ta hay bỏ qua, rồi âm thầm lây nhiễm vào cơ thể con người qua nhiều đường khác nhau.

Vậy bạn có biết trong nhà có những “ổ vi khuẩn” nào không? Hãy tìm hiểu xem nhé và nhanh tay dọn sạch chúng để bảo vệ sức khỏe của gia đình.

1. “Ổ vi khuẩn” ẩn giấu trong dụng cụ nhà bếp

Hãy nhanh tay dọn sạch những “ổ vi khuẩn” này, 90% người bỏ qua mà không biết chúng nguy hiểm thế nào - 1

Ngày thường, chúng ta chú ý hơn đến việc làm sạch nguyên liệu nhưng lại bỏ bê việc làm sạch một số dụng cụ nhà bếp. Ví dụ, nếu giẻ lau dùng để lau các góc bếp không được làm sạch đúng cách, vi khuẩn thường sẽ có cơ hội sinh sôi, khiến nó trở thành nơi chứa vi khuẩn hoàn hảo. Nó có thể chứa 19 loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Escherichia coli, Staphylococcus Aureus, Candida albicans, Salmonella,…

Do đó, giẻ lau bếp cần được làm sạch và khử trùng thường xuyên. Sau mỗi lần sử dụng, bạn cần giặt chúng bằng bột giặt hoặc nước rửa chén rồi phơi ở nơi thoáng gió cho khô.

Ngoài ra, nên thường xuyên khử trùng khăn lau bằng nước sôi nóng. Những gia đình có điều kiện nên thay giẻ lau mỗi tháng một lần. Ngoài ra, không nên dùng một miếng giẻ để lau sạch mọi thứ trong nhà mà tốt nhất nên sử dụng riêng, mỗi nơi một chiếc. Ví dụ như khăn lau bếp riêng, khăn lau bát riêng, khăn lau bàn ở phòng khách riêng,…

2. “Ổ vi khuẩn” ẩn trong tủ lạnh 

Hãy nhanh tay dọn sạch những “ổ vi khuẩn” này, 90% người bỏ qua mà không biết chúng nguy hiểm thế nào - 2

Tủ lạnh giúp chúng ta bảo quản thực phẩm tươi ngon nhưng không có nghĩa là nó an toàn. Nếu không cẩn thận, nhiều loại vi khuẩn sẽ phát triển ở đây.

Năm 2010, Hội đồng Y tế Toàn cầu đã thực hiện khảo sát “Báo cáo vệ sinh hộ gia đình” tại 9 quốc gia trong đó có Úc và Đức. Bên trong tủ lạnh được đánh giá là nơi ô nhiễm thứ hai trong gia đình. Nhiệt độ thấp và lượng oxy thấp trong tủ lạnh là thiên đường cho vi khuẩn. Ngoài ra, gioăng tủ lạnh cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc. Vì thế, cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên.

Tốt hơn hết nên vệ sinh tủ lạnh mỗi tuần một lần. Khi vệ sinh tủ lạnh, bạn có thể pha cồn hoặc giấm trắng với nước theo tỷ lệ 1:1, dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào dung dịch này, vắt kiệt nước để lau tủ lạnh. Đừng quên lau gioăng tủ lạnh khi vệ sinh.

Ngoài ra, bạn nên phân loại thực phẩm rõ ràng, không tích quá nhiều đồ trong tủ lạnh và loại bỏ kịp thời thực phẩm đã hết hạn sử dụng, hư hỏng.

3. “Ổ vi khuẩn” bên trong máy giặt

Hãy nhanh tay dọn sạch những “ổ vi khuẩn” này, 90% người bỏ qua mà không biết chúng nguy hiểm thế nào - 3

Khi mở nắp máy giặt ra, nhiều người sẽ thấy bên trong rất sạch sẽ và cho rằng có gì đâu mà phải vệ sinh. Nhưng trên thực tế, thành bên trong của máy giặt, lưới lọc, gioăng cao su máy giặt,… đều rất bẩn.

Nguyên nhân là do sau khi giặt quần áo bẩn sẽ còn sót lại rất nhiều chất bẩn tích tụ bên trong. Ngoài ra, bên trong máy giặt tối và ẩm là môi trường thích hợp để vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Cho nên, việc vệ sinh máy giặt thường xuyên là việc làm rất cần thiết để tăng hiệu suất làm sạch của máy giặt, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn bám vào quần áo, gây ra tình trạng ngứa, dị ứng với người mặc.

Theo các chuyên gia, nên gọi thợ tới vệ sinh máy giặt 3-6 tháng một lần. Ngoài ra hàng ngày bạn cũng nên áp dụng những cách này để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn bên trong máy giặt:

- Sau khi lấy đồ ra khỏi máy giặt, không nên vội đóng cửa mà hãy để cửa mở khoảng 20-30 phút cho hơi ẩm bên trong bay hơi hết.

- Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cho máy giặt để vệ sinh máy giặt thường xuyên.

- Thường xuyên vệ sinh khay lọc cặn, gioăng cửa.

4. “Ổ vi khuẩn” bên trong điều hòa

Hãy nhanh tay dọn sạch những “ổ vi khuẩn” này, 90% người bỏ qua mà không biết chúng nguy hiểm thế nào - 4

Điều hòa cũng là nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc và virus. Vì vậy, chúng ta phải vệ sinh điều hòa vào mỗi mùa hè trước khi bật điều hòa.

Làm thế nào để vệ sinh điều hòa hàng ngày? Bạn hãy lấy bộ lọc ra khỏi điều hòa, rửa sạch bằng nước hoặc chất tẩy rửa máy điều hòa chuyên dụng và lắp lại sau khi khô.

Lau sạch vỏ điều hòa. Khi vệ sinh, chú ý đến một số góc chết như lỗ thông hơi nơi bụi dễ bám vào. Lau sạch tấm ốp để tránh bụi bám vào các góc chết. Nếu bạn muốn vệ sinh bên trong chuyên sâu hơn, nên nhờ nhân viên chuyên nghiệp đến vệ sinh.

Tại sao ngày càng nhiều người không đặt tủ lạnh trong bếp? Biết lý do tôi đổi vị trí ngay
Tủ lạnh yêu cầu môi trường tương đối khô ráo, thông gió tốt với nhiệt độ vừa phải để tủ hoạt động hiệu quả.

Mẹo vặt đồ gia dụng

Theo Hạo Phi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình