Người nước ngoài không làm buồng tắm mà sẽ làm gờ và có rèm, vừa tiết kiệm và giúp khô ráo.
Ở Việt Nam hầu hết khi thiết kế phòng tắm, mọi người sẽ sử dụng kính cường lực để làm buồng tắm ngăn cách khoảng không gian khô và ướt trong nhà tắm. Tuy nhiên kính cường lực nhà tắm cũng có những nhược điểm như thiếu sự riêng tư và trường hợp bị vỡ xảy ra không hiếm gặp. Trong khi đó, ở nước ngoài không thiết kế buồng tắm như vậy. Họ thường sẽ làm gờ và có rèm để tránh nước từ khu vực ướt bắn ra ngoài khu vực khô.
Khi thiết kế phòng tắm nhiều người sẽ tính đến vấn đề ngăn cách khô và ướt, có người sẽ làm buồng tắm như này. (Ảnh minh họa)
Tại sao người nước ngoài không sử dụng buồng tắm?
Được biết, theo xu hướng hiện đại, để giải quyết vấn đề ngăn cách khô ướt rất đơn giản, ngoài việc lắp đặt buồng tắm mọi người còn có thể sử dụng trực tiếp dải giữ nước và rèm che nhà tắm.
Thông thường các gia đình nước ngoài sử dụng thiết kế này vì không sợ nước bắn ra khu vực khô ráo. Hơn nữa, thiết kế này sẽ không làm cho phòng tắm bị ẩm ướt khi tắm, và có thể giữ cho nó khô ráo. Đồng thời, thiết kế này còn hạn chế những nguy hiểm khi sử dụng vách ngăn kính, tạo nên không gian mở cũng như không gian cắt nhỏ cảnh quan xung quanh cho những ngôi nhà có không gian sống tương đối nhỏ hẹp.
Và đặc biệt, việc lắp đặt dải giữ nước rất đơn giản, giá thành không đắt có thể giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình, nhất là đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, so với buồng tắm thì dải giữ nước sẽ tiết kiệm diện tích hơn, rộng rãi và rất thoải mái khi sử dụng.
Ngoài việc lắp đặt buồng tắm mọi người còn có thể sử dụng trực tiếp dải giữ nước và rèm che nhà tắm. (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi thiết kế dài giữ nước, rèm trong phòng tắm
Mặc dù vậy, khi thiết kế dải giữ nước, rèm trong phòng tắm, mọi người cần đặc biệt chú ý những điều sau đây để tránh nguy hiểm.
- Không nên lắp dải giữ nước quá cao bởi nếu lắp cao quá sẽ khiến mọi người bị hụt chân và bị thương mỗi khi tắm. Còn nếu với thiết kế thấp quá sẽ không hoạt động tốt, xả nước cũng không kịp thoát cống và không có tác dụng ngăn cách giữa khu vực ướt và khô.
- Khi lựa chọn vật liệu, mọi người nên sử dụng đá hoa cương làm dải giữ nước bởi loại đá hoa cương có chức năng chống ẩm tốt, rất bền và chống mài mòn, đồng thời thuận tiện cho việc lau chùi. Khi lắp đặt tại nhà trông sẽ rất cao ráo hơn.
- Khi cố định dải giữ nước trên mặt đất cần cố định bằng keo dán kính chống thấm, phương pháp thiết kế này rất đẹp, không thấm nước và độ bền cao.
Không nên lắp dải giữ nước quá cao bởi nếu lắp cao quá. (Ảnh minh họa)
- Lựa chọn rèm cần phải lưu ý khả năng chống nước. Do đặc trưng của phòng tắm là thường xuyên phải chịu tác động từ nước và các loại hóa chất khác nên chất liệu cần phải có khả năng chống thấm nước cao, cản nước văng tung tóe từ vòi phun ra sàn nhà, giúp phòng tắm khô ráo hơn.
Hiện nay có rất nhiều loại vải chống thấm với sắc màu, họa tiết đa dạng, mềm mại giúp bạn có sự lựa chọn phong phú, làm đẹp cho không gian của mình. Một số chất liệu cho rèm nhà tắm mà bạn có thể tham khảo như: nhựa PVC, vải vinyl trượt nước, sáo gỗ,… Những loại chất liệu này ngoài khả năng chống thấm nước, còn có khả năng khô rất nhanh, giúp phòng tắm luôn khô thoáng, không bị ẩm mốc bởi các loại vi khuẩn, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe của tất cả các thành viên trong gia đình.
Lựa chọn rèm cần phải lưu ý khả năng chống nước. (Ảnh minh họa)
Móc treo rèm nhà tắm, bạn cũng phải chọn chất liệu có độ bền cao. (Ảnh minh họa)
- Rèm trong phòng tắm còn phải có độ bền cao, chống rách, chống co dãn để thích nghi tốt trong môi trường ẩm ướt. Và kể cả móc treo rèm nhà tắm, bạn cũng phải chọn chất liệu có độ bền cao. Có thể là thép không gỉ, vừa sang trọng, có khả năng chống chịu nước trong thời gian dài.
- Rèm phải đảm bảo sự riêng tư, tính thẩm mỹ, kích cỡ vừa phải. Khác với những mẫu rèm ở những phòng chức năng khác, rèm phòng tắm cũng không nên quá cồng kềnh, mất diện tích, nhất là với những phòng tắm vừa và nhỏ.