Đừng tiếc rẻ, hãy vứt bỏ ngay nếu thớt có dấu hiệu sau

Ngày 20/10/2016 10:57 AM (GMT+7)

Nếu nhận thấy mặt thớt đã có nhiều vết rãnh sâu thì nên thay thớt mới ngay bởi những vết rãnh sâu như vậy thường ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Thớt là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu chúng ta vệ sinh hoặc sử dụng thớt không đúng cách sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.

Hội đồng Vệ sinh Toàn cầu (Global Hygiene Council) đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng 40% vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra là do điều kiện vệ sinh tại nhà không sạch sẽ. Gần một nửa lượng đồ dùng mà chúng ta hay tiếp xúc trong nhà, trong đó có thớt, nhiễm vi khuẩn có hại như E.coli.

Theo một cuộc khảo sát, thớt là một trong những vật dụng nguy hiểm nhất trong nhà. Nó chứa nhóm vi khuẩn fecal (bao gồm vi khuẩn E.coli) nhiều hơn gấp 200 lần so với bồn cầu vệ sinh. “Trong tất cả các cuộc điều tra mà chúng tôi thực hiện tập trung vào các vật dụng trong nhà, thớt là thứ đồ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất nếu chúng ta không vệ sinh đúng cách”, Tiến sĩ Lisa Ackerley, chuyên gia vệ sinh thực phẩm và đại diện Hội đồng Vệ sinh Toàn cầu, cho biết.

Đừng tiếc rẻ, hãy vứt bỏ ngay nếu thớt có dấu hiệu sau - 1

Theo một cuộc khảo sát, thớt là một trong những vật dụng nguy hiểm nhất trong nhà. Nó chứa nhóm vi khuẩn fecal (bao gồm vi khuẩn E.coli) nhiều hơn gấp 200 lần so với bồn cầu vệ sinh

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết trong gia đình, các bà nội trợ thường chỉ dùng chung 1 chiếc thớt cho tất cả thực phẩm kể cả sống lẫn chín, trong khi đó theo Tiến sĩ Lisa thì thịt sống rau sống và gia cầm chính là đối tượng chứa nhiều vi trùng.

Thịt, rau sống chứa các loại vi khuẩn như E.coli, salmonella và Campylobacter, đặc biệt hơn 60% thịt gà sống chứa vi khuẩn Campylobacter (vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng). Sau khi dùng thớt thái thịt sống, chúng ta không vệ sinh cẩn thận mà dùng chuyển sang chế biến các đồ khác thì những loại vi khuẩn này có thể lây lan từ thớt sang thức ăn và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì vậy, mỗi gia đình nên có ít nhất 2 loại thớt khác nhau, dùng riêng cho thức ăn sống và thức ăn chín. Nếu có thể, bạn nên lựa chọn thớt gỗ thay cho tớt nhựa bởi sau khi tiến hành thí nghiệm, Giáo sư Dean O. Cliver, chuyên gia về an toàn thực phẩm tại trường Đại học California (Mỹ) đã khẳng định thớt gỗ an toàn hơn thớt nhựa.

Đừng tiếc rẻ, hãy vứt bỏ ngay nếu thớt có dấu hiệu sau - 2

 Giáo sư Dean O. Cliver, chuyên gia về an toàn thực phẩm tại trường Đại học California (Mỹ) đã khẳng định thớt gỗ an toàn hơn thớt nhựa.

Mỗi khi dùng xong, cần vệ sinh đúng cách và phơi thật khô. Giáo sư Dean O. Cliver khuyên mọi người sau khi rửa sạch thớt, hãy cho thớt vào lò vi sóng trong khoảng 5 phút, làm như vậy 2 lần/tuần, đảm bảo sẽ loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn sót lại. Nên nhớ không cho thớt nhựa hoặc thớt gỗ có bọc kim loại vào trong lò vi sóng vì chúng không chịu được nhiệt độ cao. Ngoài cách thức này, mọi người có thể dùng đến dấm, chanh, oxy già, bakinh soda… để làm sạch thớt.

Bên cạnh đó, ông Ben Chapman, một nhà nghiên cứu về an toàn thực phẩm, khuyên bạn không nên dùng một thớt trong thời gian quá lâu. Nếu nhận thấy mặt thớt đã có nhiều vết rãnh sâu thì nên thay thớt mới ngay bởi những vết rãnh sâu như vậy thường ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Thanh Loan (Dịch từ Dailymail/NCSU)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo hay nhà bếp