Mắc bệnh hiếm gặp, người phụ nữ dị ứng ngay cả với chồng mình

Ngày 19/11/2016 00:06 AM (GMT+7)

Johanna Watkins, 29 tuổi, ở tiểu bang Minnesota (Mỹ) mắc chứng rối loạn miễn dịch hiếm gặp. Cô bị dị ứng với ánh sáng, bụi và ngay cả với người chồng của mình cô cũng không thể đến gần.

Johanna Watkins kết hôn với anh Scott hồi tháng 7-2013. Cuộc sống của hai người vốn hạnh phúc và yên bình nhưng hồi năm ngoái, Watkins nhận được chẩn đoán mắc một rối loạn hiếm gặp làm cho cô bị dự ứng gần như tất cả mọi thứ, thậm chí là dị ứng với cả chồng. Chính điều đã khiến cuộc sống của cô bị đảo lộn hoàn toàn.

Mắc bệnh hiếm gặp, người phụ nữ dị ứng ngay cả với chồng mình - 1

Johanna Watkins, 29 tuổi, ở tiểu bang Minnesota (Mỹ) mắc chứng rối loạn miễn dịch hiếm gặp. Cô bị dị ứng với ánh sáng, bụi và ngay cả với người chồng của mình cô cũng không thể đến gần.

Căn phòng của cô không được phép để bất cứ tia sáng mặt trời nào lọt vào. Trong phòng cô lúc nào cũng có các máy lọc không khí. Watkins rất nhạy cảm với mùi thức ăn tỏa ra từ nhà hàng xóm vì thế những người hàng xóm đã ngưng nấu ăn trong nhà.

Căn bệnh dị ứng của cô rất nặng. Thực phẩm duy nhất có thể chuẩn bị trong căn nhà của Watkins là các thực phẩm ăn kiêng nghiêm ngặt. Loại nước duy nhất cô có thể uống là nước lọc. Khi Watkins dùng bữa, mọi cánh cửa trong phòng phải được đóng chặt không để lọt bất kỳ khe hở nào.

Mắc bệnh hiếm gặp, người phụ nữ dị ứng ngay cả với chồng mình - 2

Căn phòng của cô không được phép để bất cứ tia sáng mặt trời nào lọt vào.

Tuy nhiên, đối với Watkins, điều khó khăn nhất với cô đó là không thể đến được gần chồng. Hội chứng kích hoạt dưỡng bào (MCAS) của cô nghiêm trọng đến nỗi cô không thể đến gần chồng mình, hay bất kỳ ai mà không khiến cô bị dị ứng.

“Tôi không thể đến quá gần cô ấy. Tôi không thể ôm cô ấy mà không làm cô ấy bị thương”, anh Scott chia sẻ.

Mắc bệnh hiếm gặp, người phụ nữ dị ứng ngay cả với chồng mình - 3

 Hội chứng kích hoạt dưỡng bào (MCAS) của cô nghiêm trọng đến nỗi cô không thể đến gần chồng mình, hay bất kỳ ai mà không khiến cô bị dị ứng.

Mặc dù học sống chung một nhà, nhưng Scott ngủ trong phòng lầu dưới còn Watkins ngủ trong phòng ngủ chính. Kể từ khi phát bệnh, vợ chồng cô liên lạc với nhau thông qua Skype. Trong suốt một năm qua, thời gian duy nhất Watkins rời khỏi phòng là khi cô đến phòng cấp cứu gặp bác sĩ. Khi đi, cả cô và chồng đều phải đeo khẩu trang. Lúc đó, Watkins kiệt sức và đau đớn.

“Ngay khi cảnh cửa phòng mở ra, tôi có thể cảm nhận thấy nó. Cơ thể của tôi cảm thấy khó chịu vô cùng. Cổ họng tôi tự động siết chặt lại”, Watkins nói.

Mắc bệnh hiếm gặp, người phụ nữ dị ứng ngay cả với chồng mình - 4

 Trong suốt một năm qua, thời gian duy nhất Watkins rời khỏi phòng là khi cô đến phòng cấp cứu gặp bác sĩ

Kể từ khi bị sống tách biệt trong căn phòng kín không một tia ánh sáng mặt trời hay hạt bụi nào, Watkins chỉ biết đến thế giới bên ngoài thông qua những bức ảnh mà người thân chụp rồi gửi cho cô xem. “Mùa thu là mùa tôi yêu nhất trong năm, vậy mà giờ đây tôi không thể nào hòa mình trong không khí ấy. Tôi nhớ tiếng chim hót, ánh nắng mặt trời, cây cối”, Watkins buồn rầu chia sẻ.

Thay vì ra ngoài hít thở không khí, ngắm  cảnh, Watkins sẽ dành cả ngày để đọc sách hoặc nói chuyện với người thân qua Skype. “Không thể gặp mặt trực tiếp mọi người, tôi chỉ biết nhờ công nghệ để nói chuyện với họ. Đây là cách thức duy nhất tôi kết nối với mọi người”, Watkins tâm sự.

Mắc bệnh hiếm gặp, người phụ nữ dị ứng ngay cả với chồng mình - 5

Thay vì ra ngoài hít thở không khí, ngắm  cảnh, Watkins sẽ dành cả ngày để đọc sách hoặc nói chuyện với người thân qua Skype

Hiện tại cả Watkins và Scott đều hy vọng có thể sớm chuyển đến ở một ngôi nhà được xây dựng đặc biệt theo yêu cầu của cả hai. Đó sẽ là một nơi sống an toàn cho Watkins.

Hội chứng rối loạn miễn dịch hiếm gặp là hội chứng mà các tế bào mast (dưỡng bào) - các tế bào chịu trách nhiệm giải phóng hóa chất quy định cách phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể -  đã bị đột biến. Điều này rất quan trọng cho phép cơ thể biết được khi nào chống lại sự xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn.

Các nghiên cứu cho thấy 1%-15% dân số có thể có dấu hiệu mắc MCAS nhưng hầu hết chưa được chẩn đoán chính xác bệnh. Thay vào đó, họ bị chẩn đoán với nhiều dạng rối loạn như hội chứng đau cơ xơ hóa, hội chứng ruột kích thích và mệt mỏi kinh niên.

Các triệu chứng có thể gồm phát ban, đau xương, nôn mửa, ngất xỉu. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, nó gây ra sốc phản vệ, gây khó thở, nhịp đập nhanh, bất tỉnh và có thể dẫn đến tử vong.

Trong hầu hết các trường hợp, MCAS có thể được triều trị bằng nhiều loại thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết trường hợp của Watkins quá cực đoan và họ đang tìm cách chữa trị cho cô.

Trâm Anh (Dịch từ Dailymail)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh dị ứng