Cách em không ‘dính’ sẹo sau sinh mổ

Ngày 22/06/2014 09:19 AM (GMT+7)

Vốn có cơ địa lồi, vậy nhưng sau khi sinh em vẫn không hề bị sẹo lồi. Nói là may mắn thì có lẽ không phải, tất cả đều cần có “chiêu”.

Sinh được một em bé khỏe mạnh, đẹp như thiên thần thì hi sinh bao nhiêu cũng đáng, đó là quan niệm chung của tất cả mọi người. Tuy nhiên,  những vết sẹo trên bụng thực sự vẫn luôn là nỗi ám ảnh của các mẹ bầu lựa chọn sinh mổ. Vốn có cơ địa lồi, vậy nhưng sau khi sinh em vẫn không hề bị sẹo lồi. Nói là may mắn thì có lẽ không phải, tất cả đều cần có “chiêu” đấy chị em ạ.

Trước hết, các chị em cần biết:

Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến vết sẹo sinh mổ?

1. Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn tái phát, kéo dài, vết thương nhiễm trùng sẽ làm tăng khả năng để lại sẹo bất thường. 

 2. Các dị vật rơi vào vết thương

Bụi, sợi và nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi có thể gây ra phản ứng trên những mô da còn sót lại, dẫn đến sẹo.

3. Da bị căng

Những bộ phận da hay bị căng, chùng bất thường như cằm, cơ delta, lưng, khuỷu tay, hông, đầu gối, mắt cá chân, mu bàn chân, …thường vết thương sẽ bị ảnh huwowngrm dễ dẫn đến sẹo lồi. Do đó để đảm bảo thẩm mỹ, sinh mổ rạch ngang bụng sẽ tốt hơn rạch dọc bụng, vết mổ nhỏ hơn, sẹo cũng bé hơn

4, Sắc tố da

Các tế bào sắc tố cũng có khả năng ảnh hưởng đến việc bị sẹo lồi. Tỷ lệ người da đen mắc sẹo lồi cao gấp 9  lần người da trắng.

5, Tuổi tác

Những người trẻ, đặc biệt là từ 10-20 có tỷ lệ mắc sẹp lồi cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do tuổi dậy thì, các cơ quan phát triển mạnh mẽ, phản ứng sau chấn thương cũng mạnh mẽ hơn. Có thể nói quá trình liền da của người lớn tuổi tuy mất thời gian lâu hơn nhưng người trẻ da lại có khuynh hướng lành "quá mức", vết sẹo cao, dày hơn.

Cách em không ‘dính’ sẹo sau sinh mổ - 1
Có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên để phòng ngừa sẹo do sinh mổ. (ảnh minh họa)

Cách chăm sóc vết mổ

1. Những lưu ý quan trọng

Sau khi mổ lấy thai chị em nên tiếp tục mặc váy bầu hoặc những loại quần rộng, tránh chạm vào vết mổ trong thời gian ban đầu để tránh nhiễm trùng và giúp vết khâu mau lành.

Tránh các hoạt động gắng sức, làm căng, rạn, rách vết mổ.

Vết khâu lành sẹo, lên da non hay gây ngứa, khó chịu. Tuyệt đối không gãi, cào, chà xát lên vết khâu.

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, để ngăn chặn tia cực tím kích thích sự hình thành sắc tố da, khiến vết sẹo trở nên sậm màu.

2. Chú ý đến chế độ ăn uống

6 tháng sau mổ lấy thai là giai đoạn quan trọng để ngăn ngừa hình thành vết sẹo, chúng ta phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình. 

Nguyên tắc thứ 1: Chế độ ăn giàu đạm với các thực phẩm như thịt nạc, cá, các loại đậu sẽ giúp vết thương mau lành vì đạm là nguyên liệu chính để tạo ra các tế bào mới và thành phần mô hạt cũng như các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương như collagen, fibronectin. Mỗi ngày, cơ thể cần khoảng 200g các thức ăn chứa nhiều protein như thịt, cá, sữa, đậu... Khi da cần tái tạo, bệnh nhân nên ăn thật nhiều thịt vì thịt là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng. Thịt lợn là món ăn lành tính nhất trong số các loại thịt.

Nguyên tắc thứ 2: Tránh ăn ớt, hành tây, tỏi và các loại thực phẩm khác vì chúng sẽ kích thích, ngứa vết mổ.

Nguyên tắc thứ 3: Không ăn quá nhiều. Ăn quá no sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, rối loại chức năng dạ dày đồng thời cũng làm tăng lưu lượng máu, tạo điều kiện để sẹo bị đầy lên nhanh quá mức.

Nguyên tắc thứ 4: Bổ sung các vitamin giúp lành da, đặc biệt là vitamin nhóm B. Các vitamin, nhất là các vitamin tan trong nước như vitamin B, C có vai trò tích cực trong việc hình thành tế bào mới và làm vết thương mau lành sẹo hơn, vì nó tạo nên các loại men thúc đẩy sự tổng hợp protein, tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở tế bào. 

Một số vitamin thuộc nhóm B, trong đó có vitamin B12 và B5 có khả năng chữa lành da và là chất hỗ trợ hữu ích cho vitamin C và kẽm. Thành phần bổ sung B complex nên sử dụng hàng ngày trong suốt giai đoạn làm lành da.

Đặc biệt, cần phải thêm các điểm quan trọng là: Không có vấn đề gì vóc dáng của bạn, "nước" phải được đảm bảo đầy đủ, bởi vì nó là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, đại lý độc là rẻ nhất!

3. Thói quen chăm sóc vết mổ hàng ngày

42 ngày sau khi mổ lấy thai, sau khi xem xét vết thương không có vấn đề, mẹ có thể sử dụng các kỹ thuật massage, bôi, đắp dưỡng chất từ thiên nhiên vừa để giảm sẹo mà vẫn an toàn cho mẹ nếu cho con bú:

-  Phương pháp bôi vitamin E:  Vitamin E có thể duy trì độ đàn hồi da. Chị em có thể lấy một viên nang vitamin E, dùng kim chọc rồi bôi chất lỏng lên vùng sẹo và nhẹ nhàng xoa 5 đến 10 phút. Thực hiện hai lần một ngày, kiên trì sẽ có kết quả tốt.

-  Bôi nước chanh: Chanh có tác dụng làm mờ vết sẹo, đặc biệt là sẹo thâm nhờ khả năng làm trắng của nó. Chỉ cần rửa sạch mặt, hoặc vùng bị sẹo, sau đó dùng bông thấm nước chanh tươi và xoa lên mặt, để khoảng 15 đến 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Tuy nhiên, người điều trị cần phải lưu ý tránh nắng tối đa khi dùng chanh làm mờ sẹo, vì chanh tươi khiến da nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời. 

-  Bôi tinh dầu hoa oải hương: Tinh dầu hoa oải hương luôn luôn là mỹ phẩm tuyệt vời, tác dụng làm mờ dần vết của sẹo tinh dầu hoa oải hương cũng được công nhận rộng rãi. Nhưng khi dùng tinh dầu nên làm loãng với vài giọt nước vì độ đậm đặc của tinh dầu có thể làm da bị nóng rát. 

Linh Nga
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin bài cùng chủ đề Làm đẹp sau sinh