Vận động nhẹ nhàng, vệ sinh sạch sẽ, chườm với nước ấm sẽ giúp vết mổ đẻ sớm bình phục sau sinh.
Không giống như sinh thường, sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và đòi hỏi mẹ phải rất cẩn trọng trong việc chăm sóc vết mổ, để tránh nguy cơ nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. Nếu mẹ có ý định sinh mổ, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để biết cách chăm sóc vết mổ đẻ sau sinh.
Bước 1: Tìm hiểu về phương pháp đẻ mổ
Một ca mổ đẻ có kế hoạch từ trước hoặc mổ đẻ cấp cứu đều có những bước tiến hành như nhau, vì vậy việc của mẹ bầu là ngay từ khi mang thai đã phải dành thời gian để tìm hiểu về phương pháp này. Dù mẹ không có ý định đẻ mổ thì cũng nên quan tâm một chút vì nhỡ đâu bạn phải mổ đẻ cấp cứu. Các bước tiến hành một ca đẻ mổ như sau:
- Trước tiên bụng bầu phía dưới sẽ được cạo lông, vệ sinh sạch sẽ và bôi thuốc sát trùng.
- Một ống nhựa sẽ được đặt vào bàng quang để chứa nước tiểu.
- Sát trùng khu vực gây tê màng cứng và tiến hành gây mê.
- Khi thuốc gây tê có hiệu lực, các bác sĩ sẽ tiến hành mổ đẻ lấy thai.
- Sau đó túi ối sẽ được vỡ ra và em bé dần được đưa ra ngoài.
- Các bác sĩ sẽ tiến hành thông đờm dãi và vệ sinh cho bé.
- Các bác sĩ khác sẽ tiền hành kiểm tra tử cung và các cơ quan sinh sản khác rồi tiến hành khâu tử cung.
- Sau khi vết mổ đã được khâu lại, mẹ sẽ được tiêm pitocin (một dạng tổng hợp của hormone oxytocin) vào tĩnh mạch để tử cung co bóp lại.
- Mẹ cũng sẽ được tiêm thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Bước 2: Tìm hiểu những vấn đề xảy ra sau sinh mổ
- Mẹ sinh mổ cũng sẽ bị chảy máu âm đạo (xả sản dịch), mệt mỏi, khó chịu, táo bón, bí tiểu… như mẹ sinh thường.
- Tuy nhiên, vết mổ đẻ sẽ làm chị em đau hơn nhiều và sẽ khó để vận động và hồi phục nhanh như đẻ thường.
Bước 3: Lắng nghe lời dặn của bác sĩ
Sau ca sinh mổ, bác sĩ sẽ dặn dò mẹ cách chăm sóc vết mổ, khi nào có thể vận động được, vệ sinh vết mổ thế nào, các dấu hiệu nguy hiểm cần gọi bác sĩ… Những lời dặn dò này vô cùng quan trọng nên mẹ và người thân phải chú ý lắng nghe, không hiểu gì thì hỏi ngay.
Bước 4: Di chuyển nhẹ nhàng
Đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp sản phụ nhanh phục hồi hơn. Đi bộ cũng giúp giảm táo bón, ngăn ngừa cục máu đông và tăng quá trình lưu thông máu khắp cơ thể.
Đi bộ nhẹ nhàng cũng giuos tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp ngăn chặn các bệnh sau sinh mổ như viêm phổi.
Các chuyên gia khuyên mẹ nên ngồi dậy và nhẹ nhàng vận động sau 24 giờ đẻ mổ.
Bước 5: Hỗ trợ vùng bụng
Sau sinh mổ, những hoạt động như ho, hắt hơi, cười lớn… có thể khiến mẹ rất đau. Hãy dùng một chiếc gối mềm nhỏ để giúp giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ vết mổ bị nứt. Nếu mẹ đẻ mổ mà cho con bú ngay thì nên sử dụng gối hỗ trợ cho con tu ti thay vì ôm trực tiếp con trên bụng.
Bước 6: Giữ vết mổ sạch sẽ
Mẹ cần chú ý giữ vệ sinh vết mổ đẻ càng sạch càng tốt và mặc quần áo rộng rãi để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mẹ cũng chỉ nên động tay vào vết mổ khi tay sạch sẽ và vào lúc thay bang, không được tự ý sờ vào quá nhiều lần.
Bước 7: Mặc quần áo rộng rãi
Mặc đồ rộng rãi ngăn ngừa việc kích thích tới vết mổ và giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ đẻ.
Bước 8: Chườm ấm
Mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn bông mềm, ấm để chườm vết mổ hàng ngày. Khăn ấm sẽ làm tăng tuần hoàn máu đến vết mổ giúp vết mổ phục hồi nhanh hơn.
Bước 9: Ăn đúng cách
Mẹ sau sinh nên có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, trái cây, sữa, protein… sẽ giúp vết mổ và cơ thể nhanh phục hồi.