Muskura Bibi, 23 tuổi, vừa trải qua một ca sinh thường vào sáng thứ 4 vừa qua tại Bệnh viện công ở miền đông Ấn Độ. Thế nhưng, đây lại là một ca sinh không hề bình thường.
Muskura Bibi, 23 tuổi, vừa trải qua một ca sinh thường vào sáng thứ 4 vừa qua tại Bệnh viện công Chittaranjan Deva Sadan ở Kolkata, miền đông Ấn Độ.
Ca sinh đặc biệt của đôi vợ chồng nghèo
Đáng ngạc nhiên là em bé mà Bibi sinh ra lại là một "em bé người cá", với vùng xương chậu chưa phát triển hết, phần chân dính liền vào nhau, và chưa thể xác định giới tính. Đây được ghi nhận là trường hợp "em bé người cá" thứ 2 tại Ấn Độ, tuy nhiên, em bé này không thể sống sót quá 4 giờ sau khi sinh.
Là những người lao động chân tay nghèo, vợ chồng cô không có đủ tiền để trang trải các chi phí kiểm tra y tế cơ bản trong suốt thai kì như siêu âm định kì. Vì thế, chỉ khi sinh con ra, vợ chồng Bibi mới biết được tình trạng đặc biệt của em bé.
"Em bé người cá" của vợ chồng Bibi. Đây là trường hợp mắc dị tật Sirenomelia thứ 2 được ghi nhận tại Ấn Độ cho đến nay.
Chia sẻ về trường hợp này, bác sĩ Sudip Saha, chuyên gia Nhi khoa tại bệnh viện cho biết: "Thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết và lưu thông máu không ổn định giữa mẹ và bé có thể gây ra dạng dị tật này".
Em bé của Bibi là trường hợp "người cá" đầu tiên tại tỉnh Kolkata, và là trường hợp thứ 2 được ghi nhận tại Ấn Độ cho đến nay. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận vào năm 2016, một mẹ đến từ Uttar Pradeash, miền bắc Ấn Độ, sinh ra một "em bé người cá", và em bé này chỉ sống sót được 10 phút từ sau khi chào đời.
Hội chứng người cá là gì?
Sirenomelia, hay còn có tên gọi phổ biến là "hội chứng người cá", là một dạng dị tật cực kì hiếm gặp, khiến cho hai chân em bé bị dính liền vào nhau một phần hoặc toàn bộ. Theo ghi nhận, cho đến nay, Sirenomelia đã xuất hiện ở 60,000 đến 100,000 trường hợp.
"Em bé người cá" có phần thân trên phát triển hoàn toàn bình thường, nhưng thân dưới lại chưa phát triển hoàn thiện, với xương chậu chưa phát triển, hai chân dính liền toàn bộ hoặc một phần
Những người mang dị tật này còn có các biến chứng về đường tiêu hóa, thiếu thận hoặc thận kém phát triển. Đa phần những trường hợp này đều qua đời không lâu sau khi sinh do các biến chứng về phổi và khuyết tật tim mạch.
Dù nguyên nhân của dị tật này vẫn chưa được tìm ra, phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất đó là phẫu thuật tách hai chân em bé.
Chưa có trường hợp nào sống được quá 10 tuổi
Shiloh Pepin, tại Mỹ là trường hợp Sirenomelia nổi tiếng nhất. Dù trải qua khoảng 150 ca phẫu thuật, Shiloh vẫn không thể sống sót, và qua đời năm 2009 khi mới 10 tuổi.
Nhà sử học y khoa Lindsey Fitzharris, người đã có bằng tiến sĩ từ Đại học Oxford cho biết, dị tật này xảy ra khi nhau thai không thể hình thành nên hai động mạch. Do đó, lượng máu của mẹ truyền tới bào thai không đủ, gây ra dạng dị tật này.
Ngoài ra, bà cũng nhấn mạnh: "Sirenomelia là chứng bệnh cực kì nguy hiểm. Chưa có một trường hợp nào sống sót đến độ tuổi trưởng thành, phần lớn đều qua đời trong vòng vài ngày sau khi sinh do suy thận và bàng quang".
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |