Tiểu đường thai kỳ - căn bệnh rất nhiều bà bầu hiện đại mắc phải - có thể chỉ là tình trạng tạm thời, nhưng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng nếu chị em không can thiệp kịp thời.
Đây đã là lần mang thai thứ ba của tôi. Tôi tưởng rằng mình đã quá hiểu mọi thứ, nên chủ quan trong lần đi công tác của mình. Cho đến khi tôi bắt đầu thấy những dấu hiệu kỳ lạ.
Đầu tiên, tôi thấy luôn trong tình trạng khát nước. Khát tới mức mà ngay khi ngủ dậy, tôi phải uống liền một lít nước. Rồi cả ngày sau đó, tôi uống hơn 2 lít. Thậm chí, ngay sau khi uống một cốc nước lớn, tôi vẫn thấy khát.
Thứ hai, thị lực của tôi có vẻ giảm đi. Tuy nhiên, tôi đã bỏ qua biểu hiện này vì tôi từng đọc được thông tin về việc mang thai có thể khiến thị lực của phụ nữ suy giảm. Ngoài ra, tôi luôn thấy mệt mỏi, hơn mức của những lần mang bầu trước.
Tôi cảm nhận rất rõ ràng những biểu hiện trên vào khoảng tuần thai thứ 27. Tôi đã quyết định xét nghiệm glucose vào tuần thai 28. Phải chờ một tiếng mới có kết quả, và mọi thứ không được tích cực.
Mắc tiểu đường không có nghĩa mẹ bầu sẽ phải kiêng tiêu thụ đường tuyệt đối. (Ảnh minh họa)
Đến tuần thứ 29, sau lần xét nghiệm kéo dài 3 tiếng, tôi nhận được cuộc điện thoại thông báo chẩn đoán bị mắc tiểu đường thai kỳ.
Nếu bạn chưa từng nghe về tiểu đường thai kỳ, thì một số thông tin bạn nên biết. Bệnh lý này xảy ra với bà bầu và 90% trường hợp mắc bệnh đều không kéo dài đến sau thai kỳ. Dù vậy, nếu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, bạn có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn nhiều so với bình thường vào khoảng thời gian sau này.
Điều đó đồng nghĩa sau khi sinh, để tránh việc mắc tiểu đường type 2 trong tương lai, bạn phải hạn chế ăn đường trong chế độ dinh dưỡng và có chế độ tập luyện hợp lý. Ngoài ra, nếu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, tỷ lệ mắc tiểu đường type 2 sẽ giảm xuống 50%.
Bởi lẽ việc cho con bú là một điều kỳ diệu. Trong khi vùng bụng chịu nhiều thay đổi khi cơ thể nuôi dưỡng thai nhi, hormone sẽ biến đổi lớn. Điều này đôi khi có thể nén giữ insulin để biến đường huyết thành năng lượng. Kết quả là đường trong máu sẽ được truyền tới thai nhi, hỗ trợ qua trình phát triển, gây tăng cân ngoài kiểm soát.
Hệ quả là bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể bị sinh non, trẻ mắc bệnh vàng da và nguy cơ mắc tiểu đường type 2 ngay khi chào đời.
Tất cả những ảnh hưởng của căn bệnh tiểu đường thai kỳ khiến tôi hoảng sợ khi nghe được kết quả xét nghiệm của mình. Tôi nhớ đến suy nghĩ phải ăn cho cả hai mẹ con của mình. Tôi đã ăn rất nhiều bánh ngọt, khoai tây chiên và sinh tố hoa quả với nhiều đường. Tôi thấy mình giống như một bà mẹ tồi tệ, xấu xa.
Trước khi hẹn gặp bác sỹ chuyên khoa, tôi tìm hiểu mọi thông tin về tiểu đường thai kỳ. Tôi chia sẻ với bác sỹ rằng tôi đang hạn chế lượng đường tiêu thụ, nhưng không biết chính xác lượng đường mình dùng mỗi ngày là bao nhiêu.
Gần như tôi rơi vào trạng thái hoang mang, và giảm đường hoàn toàn. 5 ngày sau, tôi kiệt sức trong khi cơ thể không thích nghi với việc điều chỉnh lượng đường bị tụt giảm đột ngột, và chỉ được nạp vào thịt nạc, các loại ngũ cốc, rau tươi và rất ít hoa quả.
Đến ngày thứ 6 với chế độ ăn uống không đường gần như tuyệt đối, không chỉ cơ thể tôi mà ngay cả thai nhi cũng đã có những phản ứng “biểu tình”. Cuối cùng, tôi phải nhập viện cấp cứu với nguy cơ sinh non.
Tôi ổn, con cũng vậy. Tôi nhận ra bài học về quyết định sai lầm với đường. Đường là “mọi thứ” nhưng cần tỉnh táo với đường.