Để bảo vệ em bé trong bụng được an toàn, bà mẹ trẻ đã chấp nhận mang khối u ở ngực suốt thai kỳ trước khi phẫu thuật để loại bỏ chúng.
Bà mẹ 24 tuổi Amy Douch, ở Gillingham ở Dorset, đã phát hiện mình có một khối u nhỏ phyllodes hiếm gặp trong vú khi đang mang thai đứa con đầu lòng. Do lo lắng về các vấn đề nguy hiểm mà thai nhi của Amy có thể gặp phải, nên các bác sĩ quyết định không thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u sớm.
Amy phải mang khối u suốt thời gian mang bầu.
Chính vì điều này, khối u của cô đã phát triển nhanh chóng, tăng trưởng kích thước từ cỡ một hạt đậu lên đến bằng một nắm tay của người trưởng thành trong thời gian mang thai. Khối u chèn lên và ôm chặt lấy tĩnh mạch của cô, khiến Amy vô cùng đau đớn đến nỗi không thể ngủ được.
Các bác sĩ quyết định đợi cho đến khi Amy mang thai được 30 tuần, tức là em bé được 7 tháng rưỡi, mới tiến hành phẫu thuật. Có nghĩa là cô sẽ bước vào phòng mổ mà không biết rằng liệu mình có còn sống được để nhìn thấy đứa con đầu lòng của mình hay không. Nhưng may mắn thay, cuộc phẫu thuật đã thành công. Cô con gái Alexi ra đời 6 tuần sau đó bằng phương pháp sinh mổ do Amy có chứng tiền sản giật.
Cô sinh con khi em bé được 30 tuần.
Khối u của Amy hiện vẫn đang được thường xuyên theo dõi và cô có thể sẽ được chỉ định cắt bỏ toàn bộ vú.
Chia sẻ với Dailymail, chị Amy nói: “Tôi đã mang khối u này trong hai năm. Ban đầu khi kiểm tra, người ta nói rằng kích thước của nó rất nhỏ và lành tính. Nhưng khi tôi có bầu Alexi, nó bắt đầu phát triển nhanh chóng”. Bác sĩ của cô cũng cảm thấy có điều bất thường tuy nhiên, không dễ dàng để chẩn đoán ung thư vú khi đang mang thai.
Sức khỏe của bà mẹ trẻ sau ca phẫu thuật khá ổn định.
Sau phẫu thuật cắt bỏ, khối u của Amy được gửi đến trung tâm The Royal Marsden. Các chuyên gia ở đây đã kiểm tra và nói với Amy rằng, đây là một khối u ác tính vô cùng nguy hiểm, có tên gọi Phyllodes và rất hiếm gặp ở người bình thường, khi đó cô con gái Alexi chỉ mới được có vài tuần tuổi.
Nếu mang thai một lần nữa, Amy sẽ cần một sự chăm sóc rất đặc biệt vì căn bệnh ung thư có thể trở lại và phát triển với tốc độ nhanh chóng. “Bây giờ, tôi rất thận trọng với bộ ngực của mình. Tôi thường xuyên phải đi kiểm tra chúng".
Nếu mang bầu lần 2, căn bệnh hoàn toàn có nguy cơ tái phát.