Không đi khám thai vì tiết kiệm, cả gia đình có một hành trình “sửa lỗi” tốn kém và bài học đắt giá

Nhật Minh - Ngày 07/01/2025 09:00 AM (GMT+7)

Một gia đình nông thôn ở Sơn Tây (Trung Quốc) đã phải trả giá đắt vì chủ quan trong việc khám thai khi mang thai đứa con thứ hai. Câu chuyện này là lời cảnh tỉnh cho những ai coi nhẹ việc kiểm tra sức khỏe thai kỳ.

Từ sự chủ quan đến bi kịch

Sinh con là chuyện hệ trọng cả đời, nhưng liệu “tiết kiệm” có phải là cách đúng đắn? Gia đình Tiết Hiểu Phương là một gia đình nông thôn điển hình, kinh tế eo hẹp, trình độ văn hóa không cao. Năm 2018, khi mang thai đứa con thứ hai, do lần sinh đầu tiên diễn ra suôn sẻ nên cả nhà đều chủ quan, cho rằng “khám thai chỉ là hình thức, tốn tiền vô ích”. Đặc biệt là Tiết Hiểu Phương, với kinh nghiệm “người từng trải”, cô quyết định chỉ đi khám hai tháng một lần.

Không đi khám thai vì tiết kiệm, cả gia đình có một hành trình “sửa lỗi” tốn kém và bài học đắt giá - 1

Quyết định “tiết kiệm” này chính là khởi đầu của bi kịch. Ngày 23/2/2019, khi thai đã được 9 tháng, Tiết Hiểu Phương mới đến bệnh viện. Kết quả khiến mọi người bàng hoàng: “Thai nhi đã ngừng phát triển được hai tháng, thiếu nước ối, não thất giãn rộng, nhịp tim không ổn định”. Bác sĩ khuyên nên đình chỉ thai kỳ ngay lập tức nhưng sau khi bàn bạc, Tiết Hiểu Phương và gia đình vẫn quyết giữ lại đứa bé với lý do “dù khó khăn cũng phải giữ được con trai”. Thực chất, đằng sau quyết định này là tư tưởng trọng nam khinh nữ: Con đầu là gái, con thứ hai nhất định phải là “bảo vật truyền đời”. Chính tâm lý này đã khiến Tiết Hiểu Phương bất chấp lời cảnh báo của bác sĩ, bất chấp rủi ro trước mắt, đẩy cả gia đình vào canh bạc sinh tử.

Niềm vui ngắn ngủi và sự thật phũ phàng sau 2 năm

Tiết Hạo Nghị chào đời và phải nằm trong lồng kính, sau một tuần mới được về nhà. Cả nhà hết mực cưng chiều cậu bé, nhất là Tiết Hiểu Phương. Nhìn sinh linh bé bỏng trong tay, nỗi hối hận và bất an trong cô tạm thời bị niềm vui lấn át. Tuy nhiên, khi Tiết Hạo Nghị lớn dần, gia đình phát hiện ra một điều bất thường là cậu bé không phản ứng với tiếng gọi “ba mẹ”, thậm chí không có phản ứng gì với những âm thanh đột ngột.

Không đi khám thai vì tiết kiệm, cả gia đình có một hành trình “sửa lỗi” tốn kém và bài học đắt giá - 2

Ban đầu, Tiết Hiểu Phương và chồng nghĩ con “chậm phát triển”, cho rằng “trẻ sinh non có thể nói chậm, lớn lên sẽ khỏi”. Mãi đến tháng 5/2021, khi Hạo Nghị đã được 2 tuổi 3 tháng mà vẫn chưa biết nói, Tiết Hiểu Phương mới thấy có điều gì đó không ổn. Cô đưa con đến Bệnh viện Nhi tỉnh Sơn Tây để kiểm tra. Kết quả như một gáo nước lạnh: Hạo Nghị bị điếc nặng cả hai tai. Tiết Hiểu Phương không dám tin: "Sao có thể như vậy? Vợ chồng tôi nghe bình thường, con gái lớn cũng khỏe mạnh, sao chỉ có con thứ hai bị vấn đề?".

Hành trình “sửa lỗi” tốn kém và bài học đắt giá

Bác sĩ khuyên gia đình nên cho Hạo Nghị đi cấy ốc tai điện tử, đây là cách duy nhất để cậu bé có thể “nghe thấy thế giới”. Tuy nhiên, chi phí cho ca phẫu thuật này lên tới 30 vạn nhân dân tệ (tương đương khoảng 1 tỷ đồng), cộng thêm chi phí phục hồi chức năng sau phẫu thuật, tổng cộng cần tới 50 vạn nhân dân tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng). Đối với một gia đình nông thôn sống dựa vào nghề lái xe ôm công nghệ của người chồng, đây là một con số khổng lồ. Hai vợ chồng chạy vạy khắp nơi vay mượn họ hàng, bạn bè nhưng số tiền gom góp được vẫn như muối bỏ bể.

Không đi khám thai vì tiết kiệm, cả gia đình có một hành trình “sửa lỗi” tốn kém và bài học đắt giá - 3

Bất lực, họ lên mạng kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng mạng và cuối cùng cũng gom đủ tiền phẫu thuật. Tháng 6/2021, Hạo Nghị được đưa vào phòng mổ. Vài giờ sau, ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Cả nhà thở phào nhẹ nhõm. Một tháng sau, khi ốc tai điện tử được kích hoạt, Hạo Nghị lần đầu tiên nghe thấy âm thanh. Ánh mắt mở to ngạc nhiên của cậu bé trở thành ký ức không thể nào quên trong lòng cả gia đình.

Câu chuyện của Hạo Nghị vừa là một “phép màu”, vừa là một “bài học”. Phép màu là cậu bé cuối cùng đã được nghe thấy âm thanh của thế giới. Bài học là cái giá phải trả cho việc coi nhẹ khám thai không chỉ là tiền bạc mà còn là sức khỏe mà còn cả tương lại của con trẻ và gia đình. Trường hợp của Tiết Hiểu Phương không phải là hiếm. Ở những vùng kinh tế khó khăn, tư tưởng lạc hậu, những bi kịch tương tự vẫn thường xuyên xảy ra. Có người vì tiếc tiền không đi khám, có người tự cho rằng mình giàu “kinh nghiệm” mà không cần khám theo theo định kỳ. Họ không biết rằng, sự chủ quan này cuối cùng sẽ làm khổ chính mình và con cái.

Không đi khám thai vì tiết kiệm, cả gia đình có một hành trình “sửa lỗi” tốn kém và bài học đắt giá - 4

Đây chỉ là lịch khám thai tổng quát, bác sĩ có thể điều chỉnh lịch khám tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. Mẹ bầu nên ghi nhớ lịch khám và tái khám đúng hẹn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức!

Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp cơ thể chống chọi với ô nhiễm không khí
Bác sĩ cảnh báo người dân chú ý giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là các mẹ bầu – là đối tượng nhạy cảm nhất, dễ chịu tác động từ môi trường nhất.

Dinh dưỡng thai kỳ

Theo Nhật Minh
Nguồn: [Tên nguồn]07/01/2025 07:50 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai