Nhiễm trùng, tiền sản giật, chửa trứng,... là những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng bất thường cho mẹ trong thai kỳ.
Có rất nhiều mẹ bầu luôn cảm thấy đau bụng trong thời gian mang thai. Trong một số trường hợp, đau bụng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai nhi. Vậy, nguyên nhân đằng sau những cơn đau bụng ấy là gì?
Nhiễm trùng đường tiểu
Một số mẹ bầu thường xuyên đi tiểu, có cảm giác ngứa hoặc rát bỏng mỗi lần đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu. Mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ để chữa trị ngay lập tức nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
Biểu hiện: nhiễm khuẩn bàng quang, khi đi tiểu cảm thấy đau, rát; đau bụng dưới và bị áp lực ở vùng xương chậu; thường xuyên đi tiểu; nước tiểu có mùi khó chịu, vẩn đục hoặc có thể lẫn với máu… mẹ bầu cần đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Đau bụng do sẩy thai
Sảy thai thường có thể xảy ra trong khoảng 7 tháng đầu. Khi thấy xuất hiện một số biểu hiện như đau bụng, đau lưng, âm đạo ra nhiều máu… Tiếp theo đó là máu ở âm đạo ra ngày càng nhiều, hoặc trong tử cung có máu hoặc máu cục, gây đau bụng dữ dội… thì nguy cơ bị sảy thai là rất cao.
Nếu mẹ bầu cảm thấy đau bụng và xuất hiện đốm máu hoặc chuột rút thì có thể đó là do sẩy thai. Phát hiện những dấu hiệu như vậy, mẹ bầu cần tới gặp ngay bác sĩ phụ khoa để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Mẹ bầu thấy đau bụng trong thời gian mang thai có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý
nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)
Chửa ngoài dạ con
Chửa ngoài dạ con hay còn gọi là mang thai ngoài tử cung. Mẹ bầu thường xuyên bị những con đau bụng hành có thể là do mẹ đang mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung cũng như dấu hiệu chảy máu trong thời gian mang thai từ 6 – 10 tuần cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng. Mẹ bầu cần khẩn trương tới gặp bác sĩ và khám thai ngay lập tức.Nếu mẹ bầu cảm thấy một bên của bụng dưới đau như bị xé hoặc đau từng cơn, cơn đau kéo dài hoặc lên cơn nhiều lần, thường có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu bất thường… thì phải đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chuyên khoa khám và có biện pháp chữa trị.
Các vấn đề về tử cung
Trong một số trường hợp, khi nhau thai bắt đầu tách ra khỏi thành tử cung, mẹ bầu sẽ phải trải qua những cơn đau xung quanh vùng bụng. Với trường hợp này, mẹ bầu không cần quá lo lắng, cố gắng hoạt động nhẹ nhàng để tránh những cơn đau dữ dội. Tử cung mở rộng cũng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng. Điều này có thể gây táo bón và một số vấn đề về tiêu hóa.
Đau bụng cũng có thể là dấu hiệu sinh non. (Ảnh minh họa)
Sinh non
Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đau bụng kèm theo những cơn co thắt, đây có thể là dấu hiệu sinh non. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ thường xuyên trong giai đoạn này để nhận những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.
Các mẹ bầu có thể sẽ sinh non nếu có những cơn co thắt trong khoảng từ tuần thứ 20 – 36 của thai kỳ với những biểu hiện như: những cơn co thắt diễn ra đều đặn, mỗi 5 – 10 phút/lần, kéo dài 30 giây, âm đạo chảy máu, vỡ ối sớm, đau lưng, chuột rút v.v…nhận ra áp lực ở vùng xương chậu.
Tiền sản giật
Đây là hiện tượng rất nguy hiểm, bắt đầu từ tuần 19 trở đi mẹ bầu cần cảnh giác cao với hiện tượng này. Tiền sản giật bao gồm các rối loạn như tăng huyết áp và protein niệu kèm theo các rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương như đau đầu, nhìn mờ, cơn co giật, hôn mê.
Chửa trứng
Sau khi mang thai được 2 – 4 tháng, tử cung to khác thường, mức độ to không phù hợp với tháng hết kinh, tử cung mềm và đoạn dưới phồng lên. Người được chẩn đoán là chửa trứng và đã chuyển sang giai đoạn ác tích nhưng vẫn chưa nạo, có thể bỗng dưng thấy đau bụng dữ dội có tính cấp tính.
Những nguyên nhân khác
Ngộ độc thực phẩm, táo bón, cơn co, căng dây chằng, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày…cũng có thể là lí do khiến đau bụng. Bởi vậy, với những cơn đau bụng thì mẹ bầu càng không được chủ quan, phải đi khám sớm để có trị liệu hiệu quả.