Vượt cạn đau như "chết đi sống lại", chồng nên làm gì để giúp vợ?

Ngày 15/04/2018 09:00 AM (GMT+7)

Sự an ủi, động viên từ chồng sẽ giúp vợ cảm thấy bớt khó chịu phần nào trong ca vượt cạn nhiều khó khăn, vất vả.

Đa số các chị em đều sợ đau, đặc biệt là nỗi sợ mang tên “đau đẻ”. Có rất nhiều cách khiến quá trình vượt cạn của mẹ trở nên dễ chịu và bớt đáng sợ hơn mà không cần sử dụng bất cứ sự hỗ trợ nào của thuốc giảm đau hay biện pháp gây tê ngoài màng cứng. Ngay cả khi bạn không nghĩ tới việc sinh thường mà không dùng các biện pháp can thiệt y tế, các anh xã và các mẹ bầu hãy lắng nghe những lời khuyên dưới đây để cùng bé con vượt cạn an toàn.

1. Các anh hãy luôn ở bên động viên vợ

Vượt cạn đau như amp;#34;chết đi sống lạiamp;#34;, chồng nên làm gì để giúp vợ? - 1

Hãy luôn ở bên cô ấy trong quá trình gian nan này. Bạn có biết, khi có chồng luôn kề bên, động viên cô ấy, người phụ nữ của bạn sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều để vượt qua những cơn đau thắt.

Mary Sharpe, giám đốc chương trình giáo dục hộ sinh tại đại học Ryerson Toronto (Canada) cho biết: “Phụ nữ cần cảm thấy sự an toàn và được động viên về tinh thần bởi những người xung quanh để đối mặt với những điều khó khăn". Sự tham gia liên lực, sự thoải mái và trấn tĩnh sẽ làm các chị em vượt qua được những tình huống khó khăn nhất trong quá trình sinh bé con.

Vượt cạn đau như amp;#34;chết đi sống lạiamp;#34;, chồng nên làm gì để giúp vợ? - 2

Hãy nắm tay cô ấy để cô ấy có thêm động lực.

2. Để vợ ôm trong quá trình cô ấy massage và chườm lạnh

Nhiều khi kết hợp massage vùng thắt lưng trên xương chậu và kết hợp chườm lạnh sẽ giúp chị em cảm thấy thư giãn và quên đi những cơn co thắt chuyển dạ. Trong quá trình này, các anh hãy thành cây cột để các chị ôm cổ nhé. Đôi khi hãy nằm, đứng cùng với một tư thế của cô ấy, để cô ấy cảm nhận rằng chồng mình đang ở bên và cố gắng san sẻ cảm giác đau đớn mình đang phải trải qua.

Vượt cạn đau như amp;#34;chết đi sống lạiamp;#34;, chồng nên làm gì để giúp vợ? - 3

Hãy ở bên vợ từng phút, từng giây dù các anh có mệt mỏi thế nào.

3. Giúp vợ chọn một tư thế sinh phù hợp 

Tư thế nằm trên giường truyền thống không phải khi nào cũng tốt. Bé con đôi khi đang không ở tư thế tốt để dễ dàng chui ra ngoài ở tư thế này. Vậy nên mẹ bầu hãy lắng nghe ý kiến của bác sĩ, chọn một tư thế khác, đơn giản là ngồi dựa vào một quả bóng hơi lóng hay đi bộ để con có thể thay đổi vị trí trong bụng và tìm kiếm lối ra dễ hơn.

Các nghiên cứu cho thấy, ngâm mình trong bồn tắm cũng sẽ làm giảm các cơn đau. Các anh hãy xin tư vấn từ bác sĩ để đưa ra lời khuyên và hỗ trợ vợ tốt nhất.

4. Cùng vợ lắng nghe lời của bé con: “Mẹ ơi, hãy thở ra nào, con sắp ra rồi”

Ngáy hay thở mạnh là phản ứng tự nhiên của nhiều mẹ bầu để đối phó với những cơn co thắt mạnh. Bạn có thể không biết rằng, việc hít thở sâu qua mũi và miệng và thậm chí là la hét trong vô thức sẽ làm mẹ bầu thấy thư giãn hơn ngay khi tử cung sẽ mở ra. Chị em có thể sẽ không biết điều đó đâu, các anh hãy ghi nhớ lại khoảnh khắc ấy để nói cho cô ấy và con biết.

Vượt cạn đau như amp;#34;chết đi sống lạiamp;#34;, chồng nên làm gì để giúp vợ? - 4

5. Sử dụng khí gây cười

Sử dụng khí gây cười N2O được nhiều chị em sử dụng  trong quá trình vượt cạn suốt hơn 100 năm qua. Giáo sư Saraswathi Vedam của đại học British Columbia chia sẻ: "Sử dụng N20 sẽ khiến cảm xúc của người mẹ thay đổi và cô ấy sẽ không còn tập trung vào nỗi đau đang trải qua nữa”. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng N2O. 

Vượt cạn đau như amp;#34;chết đi sống lạiamp;#34;, chồng nên làm gì để giúp vợ? - 5

Chồng hãy ở bên vợ cùng vượt qua từng khoảnh khắc.

Video: Dấu hiệu thai nhi đã tụt xuống, sẵn sàng chào đời!

Có bình yên nào không xót xa...: Tâm sự của anh chồng nhìn vợ đau đẻ đúng mùng 1 Tết
"Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được khoảnh khắc 2 vợ chồng nắm tay nhau, nhìn ra cửa sổ, trên bầu trời đêm là 1-2 quả pháo bắn muộn lúc gần 1 giờ đêm mùng...
Xuxu Trần (Dịch từ Todayparent)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vượt cạn