Tại bệnh viện và các phòng khám nhi, nhiều bậc phụ huynh trao đổi rằng họ thường tự tìm cách xử trí vấn đề tiêu hóa của bé tại nhà, nhưng thấy tình hình không tiến triển nên mới đưa con đến gặp bác sĩ.
Vì vậy, việc cha mẹ trang bị thêm kiến thức và tìm hiểu tư vấn từ chuyên gia về vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ là rất quan trọng. Dưới đây là bài viết của Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung Ương chia sẻ về quan điểm của nhi khoa hiện đại trong biện pháp xử trí thông qua dinh dưỡng giúp bé nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hà có hơn 70 công trình nghiên cứu khoa học về tiêu hóa và dinh dưỡng ở trẻ
Nhiều tài liệu khoa học đã chứng minh hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng và là khởi đầu cho quá trình tăng trưởng, phát triển tốt của trẻ em. Hệ tiêu hóa cung cấp 100% năng lượng và dưỡng chất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển chiều cao cũng như cân nặng. Đây cũng là nơi tồn tại 70% hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bé khỏe mạnh, chống lại nguy cơ lây nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài. Quan trọng là vậy, nên phần lớn cha mẹ luôn trong tâm trạng “đứng ngồi không yên” mỗi lúc con yếu bụng.
Phụ huynh có thể hiểu rối loạn tiêu hóa chức năng thường gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các triệu chứng tiêu hóa thường xuyên và không có các căn nguyên thực thể hay bất thường sinh hóa. Các vấn đề về tiêu hóa mà bé sẽ thường gặp như: Đau bụng co thắt với biểu hiện như cơn khóc kéo dài không tìm được nguyên nhân; Trào ngược dạ dày và thực quản; Tiêu chảy; Táo bón. Trong đó, táo bón là một trong những vấn đề khiến đa số mẹ Việt “đau đầu” và quan tâm nhiều nhất.
Mặc dù những triệu chứng này thường hết khi trẻ trưởng thành, nhưng cũng không nên coi là vô hại. Trẻ mắc các vấn đề rối loạn tiêu hóa chức năng thường ăn kém, ngủ kém dẫn đến chậm tăng cân, thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết nên ảnh huởng đến quá trình phát triển thể chất và trí lực, đặc biệt là trong giai đoạn 1.000 ngày đầu đời. Vì vậy, giải pháp giúp giảm nhanh triệu chứng và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, tiêu hóa tốt trở lại nên là ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh.
2 trong 3 trẻ có thể gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Việc điều trị rối loạn tiêu hóa chức năng bằng thuốc thường không cần thiết và cần được hạn chế. Hiện nay trong nhi khoa, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định dinh dưỡng là biện pháp tốt nhất giúp khắc phục vấn đề trên.
Đầu tiên, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để có chuẩn đoán đúng nhất và nhận lời khuyên sớm để giải quyết rối loạn tiêu hóa ngay khi tình trạng của bé còn nhẹ. Ngoài ra, việc điều chỉnh nếp sinh hoạt và dinh dưỡng cũng là một điều cần thiết.
Trong thực phẩm hằng ngày, mẹ có thể duy trì chế độ ăn tăng cường rau xanh, chất xơ, uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa tốt và luyện tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ. Nếu sử dụng sữa ngoài, việc lựa chọn loại có thành phần với đạm thủy phân một phần, rất ít lactose và không dầu cọ cũng có thể cân nhắc nếu muốn giảm nhanh triệu chứng rối loạn trong 24 giờ.
Đối với một số bé, đạm ở dạng nguyên vẹn sẽ khó tiêu. Do vậy, việc thủy phân một phần đạm – hay nói cách khác là làm vỡ cấu trúc đạm thành các mảnh nhỏ là phát minh tiên tiến của khoa học và được ứng dụng trong dinh dưỡng nhi giúp bé dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, công thức không dầu cọ sẽ làm mềm phân, giảm táo bón và việc sử dụng rất ít lactose sẽ giúp hạn chế hiện tượng đi ngoài do bất dung nạp lactose.
Theo nghiên cứu của Abbott vừa được công bố tại hội thảo khoa học xử trí rối loạn tiêu hóa thường gặp, hơn 63% trẻ quấy khóc có cải thiện trong vòng một ngày sau khi chuyển sang sử dụng sữa công thức với thành phần dễ hấp thu và dịu nhẹ cho tiêu hóa với các thành phần kể trên. Kết quả này cũng được duy trì trong vòng 28 ngày sau đó giúp trẻ giảm hẳn các triệu chứng như nôn trớ, đầy hơi.
Hiện nay, HMO đang trở thành chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nhờ tác dụng vượt trội mà dưỡng chất này mang lại cho sức khỏe hệ tiêu hóa và cả hệ miễn dịch của bé. HMO được biết đến là đại dưỡng chất nhiều thứ ba trong sữa mẹ, thúc đẩy sự tăng trưởng của lợi khuẩn trong đường ruột, ngăn chặn sự bám dính của mầm bệnh vào niêm mạc ruột và có khả năng đi vào máu giúp kích thích miễn dịch toàn cơ thể của trẻ. Khi nói về giải pháp dinh dưỡng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và sức đề kháng, HMO cũng là dưỡng chất quan trọng và được các bác sĩ nhi khoa đánh giá cao và khuyên cha mẹ nên bổ sung cho con mỗi ngày.
HMO - đại dưỡng chất chiếm nhiều thứ 3 trong sữa mẹ có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ - Nguồn: Abbott
Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu trong khi nhu cầu dinh dưỡng lớn cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện cả thể chất cũng như trí tuệ. Vì vậy, nắm vững những đặc điểm ở trẻ nhỏ có thể giúp cha mẹ phòng ngừa và xử trí hiệu quả những vấn đề tiêu hóa đồng thời tăng cường miễn dịch và xây dựng nền tảng sức khỏe cho bé. Việc hạn chế sử dụng thuốc và thay vào đó là duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý là biện pháp an toàn, hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng giúp con bụng vui và lớn khỏe ngay từ những năm tháng đầu đời.
Theo TS. Low Yen Ling, GĐ bộ phận Nghiên cứu và phát triển của Abbott tại châu Á – Thái Bình Dương, những trẻ sử dụng Similac Total Comfort 2+ cho trẻ từ 2 tuổi với công thức chứa hệ dưỡng chất TummiCare đã cải thiện đáng kể các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón, giúp phân mềm hơn. TummiCare là kết quả từ quá trình nghiên cứu chuyên sâu về tiêu hóa và dinh dưỡng nhi của các nhà khoa học tại Abbott với thành phần chính là đạm thủy phân một phần, không dầu cọ và rất ít lactose (ít hơn 2%). Luôn được biết đến là sữa dễ hấp thu, nay Similac Total Comfort 2+ mới được bổ sung HMO và Nulecotide giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ dị ứng. Đây là bước tiến tiếp theo của Abbott mang đến giải pháp dinh dưỡng giúp giảm bớt áp lực của ông ít ông bố, bà mẹ trong việc chăm sóc hệ tiêu hóa và miễn dịch cho con khởi đầu khỏe mạnh. |