Máu không lên não có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện?

Ngày 05/11/2021 16:00 PM (GMT+7)

Máu không lên não là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến đột quỵ. Nhiều người không chú trọng đến vấn đề sức khỏe nên thường bỏ qua dấu hiệu biểu hiện thiếu máu lên não từ sớm. Khi bệnh diễn tiến nặng nề và gây ra các biến chứng nghiêm trọng thì mớ

Vậy làm thế nào để nhận biết triệu chứng máu không lên não và có cách chữa trị dứt điểm hay không? Cùng làm rõ những thắc mắc này qua bài viết sau đây bạn nhé! 

1. Máu không lên não là gì?

Theo các nghiên cứu y khoa, máu không lên não là tình trạng rất thường gặp ở những người già. Lúc này các mạch máu bị lão hóa và rất dễ bị tắc nghẽn. Nhưng máu không lên não hiện nay lại gia tăng phần nhiều đối với người trẻ. Đây là tình trạng máu nuôi lên não không đủ, làm cho tế bào não không được nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Tế bào thần kinh do thiếu năng lượng nên các hoạt động và những chức năng khác đều bị ảnh hưởng vô cùng nhiều. 

Triệu chứng nhận biết máu không lên não có thể biểu hiện sớm, khó nhận biết và tăng dần theo mức độ bệnh. Những dấu hiệu bệnh thường gặp bao gồm: Cảm thấy đau đầu thường xuyên, giấc ngủ bị rối loạn, chóng mặt xây xẩm, muốn nôn và buồn nôn, rối loạn cảm giác, cơ thể mệt mỏi, giảm trí nhớ,…

2. Nguyên nhân máu không lên não

Nguyên nhân máu không lên não sẽ liên quan phần nhiều đến vấn đề ở não bộ. Cũng giống như những cơ quan khác não chúng ta rất cần đủ lượng oxy để duy trì hoạt động sống. Nhưng có thể xuất hiện một số yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não dẫn đến không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy. Từ đó gây tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng con người. 

Các yếu tố có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não bao gồm:

- Tình trạng, mạch máu bị thu hẹp 

- Mạch máu bị tắc nghẽn

- Bên trong mạch máu xuất hiện cục máu đông 

- Vỡ mạch máu

Máu không lên não có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện? - 1

3. Máu không lên não có nguy hiểm không?

Theo nhận định từ tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng máu không lên não đang nằm ở vị trí thứ 3 danh sách bệnh gây tử vong cao nhất (chỉ đang xếp sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư). 

Thời gian đầu, máu không lên não chỉ gây ra các biểu hiện thông thường như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,... Nhưng khi kéo dài, bệnh nhân lơ là, chủ quan tình trạng sẽ diễn tiến nặng nề hơn. Sự xuất hiện của các cục máu đông có thể dẫn đến chít hẹp lòng mạch bất cứ lúc nào và gây ra đột ngột. 

Ở nước ta mỗi năm có khoảng 200.000 ca bị đột quỵ do máu không lên não và gần một nửa trong số đó đã tử vong. Tuy nhiên những ai may mắn sống sót qua cơn đột quỵ vẫn còn phải đối mặt với những chiến nguy hiểm và phải sống chung đến hết cuộc đời như liệt toàn thân hoặc một phần cơ thể, mất giọng nói, giảm trí nhớ...

4. Làm sao để cải thiện tình trạng máu không lên não?

Với các nội dung bên trên, chắc hẳn bạn đã phần nào thấy được sự nguy hiểm của tình trạng máu không lên não. Hiện nay, chúng ta không nên bỏ qua bất kỳ sự khác biệt nào diễn ra trên cơ thể. Vậy nên, bạn hãy cải thiện tình trạng sức khỏe của mình trước khi các bệnh này diễn biến nặng hơn. 

Sau đây là những cách giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả và kiểm soát tình trạng thiếu máu não bạn nên thực hiện ngay: 

- Thiết lập một chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như thực phẩm giàu axit omega-3 (có trong các loại cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá mòi, tảo biển…), thực phẩm giàu polyphenols (có trong đậu, hạt, trà, ca cao…), thực phẩm giàu nitrat (có trong rau diếp, cải bó xôi...). 

- Hãy siêng năng vận động để giúp cho quá trình lưu thông máu đến não tốt hơn. Đối với những ai đã từng bị bệnh thiếu máu não, thì hãy tăng cường vận động ít nhất 30 phút/ngày cùng những bài tập vừa phải, phù hợp với thể trạng của mình. 

- Nên thay đổi lối sống một cách tích cực. Hãy tập suy nghĩ thật lạc quan và cố gắng hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, stress, lo âu. Dành thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, không nên làm việc quá sức. Tập thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày. 

- Tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ để tầm soát kịp những bệnh lý tiềm ẩn hoặc nguy cơ mắc thiếu máu não mà có thể bạn chưa biết.

Nguồn tham khảo: https://giloba.com.vn/

Nguồn: [Tên nguồn].