Cô gái 23 tuổi phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, khối u quá lớn xâm lấn trực tràng, và chất thải được thải ra từ âm đạo, cuối cùng phải từ bỏ điều trị.
Mười năm trước có một cô gái 23 tuổi đến gặp bác sĩ Lý Nam - bác sĩ Sản phụ khoa tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em ở Thiên Tân (Trung Quốc). Đây là nữ bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung trẻ nhất mà bác sĩ Lý từng gặp, vì vậy bác sĩ vô cùng ấn tượng.
Bác sĩ Lý Nam nói rằng cô gái tên Trương Húc, sau khi quan hệ bị chảy máu và ra khí huyết bất thường, tình trạng này đã xảy ra trong một thời gian dài, nhưng Trương Húc chưa một lần quan tâm đến. Tuy nhiên, chảy máu lần này quá nghiêm trọng, Trương Húc mới đến bệnh viện, sau kiểm tra phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
Mới 23 tuổi nhưng Trương Húc đã mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. (Ảnh minh họa)
Khối u của cổ tử cung đã xâm lấn các mô bên ngoài tử cung, toàn bộ khoang chậu bị khối u chiếm giữ, và khối u quá lớn cũng đã xâm lấn trực tràng. Ngoài ra, cách đây không lâu, chính khối u đã làm thủng ruột của Trương Húc và phân được thải ra từ âm đạo. Do đó, bị mất cơ hội phẫu thuật và chỉ có thể điều trị bằng xạ trị.
Tuy nhiên, Trương Húc cuối cùng đã lựa chọn trở về quê hương và từ bỏ điều trị. Đây là một câu chuyện buồn, nhưng điều gì khiến một cô gái trẻ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối? Sau khi biết sự thật, bác sĩ Lý Nam quyết định kể câu chuyện để cảnh báo phụ nữ về một sai lầm trong quan hệ tình dục.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung?
Mặc dù các nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung bao gồm các yếu tố về lối sống như hút thuốc, quan hệ tình dục sớm, vệ sinh sinh dục không đúng cách,… nhưng còn có một loại virus có tên là HPV cũng là thủ phạm trực tiếp gây bệnh.
Virus HPV là thủ phạm chính gây bệnh ung thư cổ tử cung.
Vậy một khi nhiễm HPV có thực sự gây ung thư cổ tử cung? Bác sĩ Lý Nam cho biết, mối quan hệ giữa ung thư cổ tử cung và virus HPV rất rõ ràng. Nhà sinh vật học người Đức, Haussen bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa hai loại này vào những năm 1970 và năm 2008 đã giành giải thưởng Nobel cho nghiên cứu này.
Nhiễm virus HPV là yếu tố quan trọng gây ung thư cổ tử cung. Các chuyên gia y tế đã thử nghiệm trên mẫu vật của bệnh nhân ung thư cổ tử cung và phát hiện ra rằng 99,7% bệnh nhân đã bị nhiễm virus HPV. Do đó, ức chế nhiễm trùng HPV là một cách hiệu quả để ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư cổ tử cung.
Virus HPV đến từ đâu?
Bác sĩ Lý Nam cho biết, sự lây truyền chính của HPV là qua đường tình dục, vì vậy rất nguy hiểm cho những phụ nữ có nhiều bạn tình. Ở những nơi như nhà tắm công cộng, nhà vệ sinh và bể bơi cũng có thể sẽ truyền virut HPV nhưng tỷ lệ này khá thấp.
Trương Húc do quan hệ từ sớm và từ lâu đã bị nhiễm virus HPV
Bệnh nhân nữ 23 tuổi Trương Húc mà bác sĩ Lý Nam gặp phải chưa bao giờ đi khám phụ khoa. Sau khi tìm hiểu được biết, Trương Húc bắt đầu quan hệ tình dục năm 16 tuổi và qua lại với nhiều nam giới. Do đó, bác sĩ có thể phán đoán rằng, cô gái đã bị nhiễm virus HPV từ nhiều năm trước. Do Trương Húc không chú ý đến căn bệnh này, cuối cùng dẫn đến ung thư.
Bị nhiễm virus HPV có thể chữa khỏi hay không?
Không giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục có căn nguyên vi khuẩn như lậu, Chlamydia hay giang mai, không có thuốc kháng sinh để chữa HPV. Chúng ta có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để có thể hạn chế các thương tổn và một số loại tiền ung thư ở hậu môn, âm đạo.
Hệ thống miễn dịch sẽ dần dần phát huy khả năng tự bảo vệ chống lại virus, phòng ngừa HPV chủ yếu là từ tế bào, các vết thương tổn lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc lây cho bạn tình. Phần lớn những người đã nhiễm HPV sẽ bị nhiễm suốt đời, nhưng hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ họ khỏi sự tái phát.
Thông thường theo sự tiến triển nhiễm HPV thì đa phần tự thoái lui, chỉ có một phần nhỏ tiến triển thành ung thư cổ tử cung và hiện chưa có biện pháp nào để điều trị nhiễm HPV. Sàng lọc ung thư cổ tử cung và tiêm vắc xin phòng virus HPV là biện pháp an toàn ngăn ngừa những nguy cơ có thể xảy ra.