Bảo quản các loại thịt, cá sao cho tươi trong mấy ngày Tết cũng cần có mẹo.
Theo dự báo thời tiết, đến gần giao thừa trời trở lạnh vì thế nhiều chị em bắt đầu mua thực phẩm để dự trữ cho mấy ngày Tết. Tuy nhiên, cũng cần phải có cách bảo quản nếu không thực phẩm sẽ nhanh chóng bị hỏng, không sử dụng được.
Chị em có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để có những thực phẩm luôn tươi ngon và an toàn nhé:
Thịt
Các loại thịt tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, bịch nilông, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết.
Các loại thịt tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày (Ảnh minh họa)
Dù muốn cho thịt vào ngăn mát hay ngăn đông trong tủ lạnh, bạn cũng cần phải bao bọc thịt kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Màng nhựa bọc thực phẩm hoặc giấy bạc vẫn thường được sử dụng để bọc kín các loại thịt. Tuy nhiên, nếu cho thịt vào ngăn đông, bạn cần bọc thịt thật nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Khi bao bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt, tránh không cho không khí lọt vào bên trong để miếng thịt không có nhiều lớp đá bám vào.
Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ cho nhiệt độ của tủ lạnh ở mức khoảng 2 độ C. Đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ ở mức -25 độ C. Phải luôn nhớ kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để đảm bảo thịt luôn tươi.
Thông thường, những phần thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.
Ví dụ thịt xay chỉ có thể giữ lạnh trong vòng hai ngày trong khi thịt bò nạc có thời hạn sử dụng trong vòng bốn ngày nếu được bảo quản ở ngăn mát. Ngược lại, thịt đông lạnh có thể dùng được trong vài tháng. Ví dụ, thịt xay đông lạnh để được trong vòng sáu tháng, thịt gia cầm như gà, vịt… có thể bảo quản trong ngăn đông khoảng bốn tháng. Trong khi đó, những sản phẩm thịt đã được chế biến thông thường sẽ được dự trữ trong vòng một tháng.
Gia cầm
Đối với thịt gia cầm mua ngoài hàng đông lạnh, nên giữ nguyên bao bì, bảo quản riêng trong ngăn hoặc hộp chuyên để thịt và chỉ sử dụng trong khoảng 2 ngày. Nếu cần để lâu hơn, nên gói chúng bằng giấy bạc và cho vào ngăn đông.
Còn với thịt gia cầm tươi, bạn vừa sơ chế xong, thì cũng sẽ bảo quản tương tự như các loại thịt khác ở trên.
Cá
Cá có mùi khá mạnh. Do đó, bạn không nên giữ chúng chung với các loại thực phẩm khác vì chúng sẽ lây mùi sang những thứ được bảo quản cùng. Ngoài ra, nên luộc cá trước khi cho chúng vào ngăn mát của tủ lạnh hoặc giữ đông trực tiếp.
Cá có mùi khá mạnh. Do đó, bạn không nên giữ chúng chung với các loại thực phẩm khác vì chúng sẽ lây mùi sang những thứ được bảo quản cùng cá (Ảnh minh họa)
Nếu nhà bạn không có tủ lạnh, bạn có thể bảo quản cá trong thời gian ngắn bằng cách:
Khi cá có dấu hiệu chết ngộp, đừng để cá tự chết mà hãy đập đầu cho cá chết tươi. Nhằm duy trì trạng thái tươi của cá, hãy dùng một miếng giấy ướt che mắt cá lại, cách này có thể giữ cho cá tươi từ 3 đến 5 tiếng đồng hồ. Do trong thần kinh thị giác của các có dây tổ chức tuyến trạng, khi rời khỏi nước, tuyến này cũng sẽ đứt ra làm cho cá chết nhanh. Việc lấy giấy ướt che mắt cá kéo dài thời gian đứt tuyến này, giúp cá lâu ươn.
Theo cách của dân gian, có thể dùng giấm pha loãng đổ lên mình cá và đặt nơi thoáng mát để giữ cá tươi. Với cách làm này, cá sẽ không bị hỏng hay có mùi đến tận hôm sau, với điều kiện lúc ban đầu cá còn tươi.
Trứng
Trứng cần được giữ nguyên trong hộp hoặc đặt vào kệ đựng trứng chuyên dụng trong tủ lạnh.
Trứng cần được giữ nguyên trong hộp hoặc đặt vào kệ đựng trứng chuyên dụng trong tủ lạnh (Ảnh minh họa)
Sữa
Sữa có đặc tính dễ hấp thu mùi vị của những thực phẩm khác. Chính vì vậy, bạn không nên để sữa chung với các loại rau xanh, trái cây hoặc thực phẩm có mùi mạnh. Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của chúng hoặc cho vào hộp có nắp đậy kín rồi đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.
Phó mát
Vì phó mát rất nhanh khô nên bạn cần dùng màng bọc thực phẩm để bọc chúng lại thật gọn gàng trước khi bảo quản lạnh.
Lưu ý: Bạn cần bảo quản thức ăn sống và chín vào những hộp riêng biệt. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh sang các món ăn khác.
Cách rã đông thực phẩm nhanh
Rã đông bằng lò vi sóng:
- Nếu cần phải rã đông gấp, bạn hãy đưa thực phẩm vào lò vi sóng. Cách này rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào.
Rã đông khi không có lò vi sóng:
- Để sản phẩm nguyên trong bao gói hoặc trong hộp rồi ngâm vào nước lạnh. Cẩn thận hơn dùng nước lạnh pha thêm tí muối để rã đông cho nhanh. Cách này vừa giữ được chất dinh dưỡng trong thịt, lại bảo đảm vệ sinh.
- Hoặc cho thêm tí gừng tươi đập giập cho vào nước ngâm thịt, có thêm gừng sẽ giúp cho thịt tươi ngon trở lại. Không nên dùng nước nóng rã đông vì thịt sẽ mất dinh dưỡng và độ tươi ngon.
- Chuyển sản phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh. Đây là phương pháp được xem là tối ưu và an toàn nhất nhưng tốn nhiều thời gian (phương pháp này chỉ phù hợp bạn để thức ăn vào buổi sáng chiều về mới chế biến). Sản phẩm được rã đông dần trong ngăn mát tủ lạnh nếu chưa dùng ngay vẫn có thể bảo quản trong điều kiện như vậy 3-5 ngày. Nếu cần, có thể tái đông trở lại bằng cách chuyển trở lại ngăn đá để bảo quản lâu hơn.
(Tổng hợp)
Mẹo hay tại Bếp Eva: