Cây gỗ vàng tâm có gì đặc biệt để trở thành lựa chọn hàng đầu thay thế 6700 cây xanh ở Hà Nội?
Những ngày gần đây, người dân cả nước, đặc biệt là nhân dân Thủ đô, xôn xao trước dự án đốn hạ 6.700 tại Hà Nội, trong đó có nhiều cây cổ thụ hơn 100 tuổi. Loại cây được lựa chọn trồng thay thế là cây vàng tâm. Những hàng cây gỗ cao lêu đêu, thẳng tắp bắt đầu xuất hiện trên những tuyến phố đông đúc. Vậy cây vàng tâm có gì đặc biệt?
Từng hàng cây cổ thụ bị đốn đổ trên phố Nguyễn Trãi
Vàng tâm là một cây gỗ thuộc họ Mộc lan. Gỗ cây vàng tâm chắc chắn, không gãy mục, ít mối mọt. Khi khô, gỗ cây vàng tâm cũng không bị nẻ cũng như biến dạng. Cây gỗ vàng tâm thường cao từ 25 đến 30m, với đường kính đạt từ 70–80 cm. Vỏ gỗ có màu xám trắng, thịt vàng nhạt.
Gỗ cây vàng tâm khá quý, được đánh giá có giá trị ngang gỗ sưa. Vì những lí do đó, gỗ vàng tâm hay được sử dụng để đóng đồ dùng trong nhà, đồ mỹ nghệ,...Nhiều gia đình ưa chuộng dùng quan tài đóng bằng gỗ vàng tâm vì khá chắc chắn dù được chôn nhiều năm trong lòng đất.
Một cây gỗ vàng tâm mới đang phát triển
Mùa hoa vàng tâm thường nở vào từ tháng 3 đến tháng 5. Hoa vàng tâm màu trắng hoặc cũng có loại có màu hồng ở đầu cánh. Những bông hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành có mùi rất thơm. Sau khi hết mùa hoa, quả sẽ đậu ra vào tháng 9, tháng 10. Quả của cây vàng tâm có hình dáng và kích thước giống quả trứng gà. Quả vàng tâm khi mọc có màu đỏ thẫm, sau khi chín cứng lại thành gỗ.
Cuống hoa dài 1 - 2cm, cánh hoa màu trắng. Nhị nhiều, lá noãn nhiều, xếp như hình xoắn ốc.
Đôi khi hoa vàng tâm cũng có màu hồng nhạt ở phần đầu cánh.
Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm. Ngoài có nhiều mụn lồi, đầu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn.
Cây vàng tâm chủ yếu mọc trong rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao 100 - 700m. Lúc nhỏ cây ưa bóng, ưa đất hơi chua, ẩm, màu mỡ và sinh trưởng tốc độ trung bình. Ở Việt Nam, cây vàng tâm phân bố nhiều ở Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Quỳ Châu (Nghệ An), Quảng Bố Trạch (Quảng Bình).
Trong những cuộc trả lời báo chí và truyền hình gần đây, Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, khẳng định, việc lựa chọn cây gỗ Vàng Tâm để thay là hoàn toàn không hợp lý. Cây gỗ vàng tâm ưa đất chua và lớn rất chậm, đòi hỏi độ cao và không khí lạnh mới có thể phát triển. Hơn thế nữa, loại cây gỗ giá trị này cũng rất dễ bị 'đốn trộm' vì giá trị cao ngang ngửa cây sưa.
Lá vàng tâm chất da dày, hình bầu dục dài
Gỗ vàng tâm có giá trị cao, hay được dùng để đóng đồ thủ công mỹ nghệ