Thay vì bỏ ra 500.000 đồng mua củ giống, chị em có thể tự trồng lan huệ ngay tại nhà.
Trước đây, hoa lan huệ đỏ thường tự sinh tự dưỡng ở các bờ rào làng quê Việt. Lan huệ đã từng bị 'ghẻ lạnh' vì chỉ có một màu đỏ và ra hoa đúng một lần trong năm vào tháng tư dương lịch. Hơn thế nữa, vì hoa chỉ nở đẹp trong vòng 7 ngày nên chẳng mấy khi được nhớ đến. Vài năm trở lại đây, lan huệ ngày càng được yêu thích vì nhiều giống hoa với màu sắc bắt mắt đã được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Với nhiều người sành chơi, họ còn biết cách kích lan huệ đỏ ra hoa đúng dịp Tết để mang lại may mắn.
Hoa lan huệ màu cam cũng khá phổ biến
Lan huệ, hay còn gọi là lan tứ diện vì một củ trồng luôn cho được bốn bông hoa mọc bốn hướng khác nhau. Có cái tên khá dễ nhầm sang hoa lan nhưng thực tế, lan huệ thuộc cùng hoa loa kèn với đài hoa như chiếc kèm trumpet to từ 12-20cm. Ngoài màu đỏ và cam phổ biến nhất, hoa lan huệ còn có nhiều màu sắc khác như hồng, trắng, hồng cam, vàng mơ hay picotee (cánh hoa có hai màu).
Lan huệ hay được gọi là lan tứ diện vì mỗi củ thường cho ra bốn bông tỏa ra bốn hướng
Trong bài ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thu hoạch và gieo hạt lan huệ từ cây có sẵn, cũng như chăm sóc hàng ngày.
1. Chọn và trồng lan huệ từ củ
Hiện ở Việt Nam, một củ giống lan huệ nội thường được bán với giá khá rẻ từ vài chục ngàn đến một trăm nghìn đồng. Trong khi đó, các củ lan huệ ngoại có giá cao từ 300.000 - 500.000 đồng tùy vào loài lan huệ như cánh đơn, bán kép hay cánh kép và màu sắc của hoa.
Khi trồng lan huệ từ củ, bạn nên lựa chọn cẩn thận bởi khả năng ra hoa cũng như kích thước hoa chịu ảnh hưởng rất lớn từ chất lượng củ giống. Thông thường, hãy chọn những củ càng to càng tốt và không có dấu hiện của nấm mốc, sâu bệnh hay bị dập nát.
Lan huệ cánh kép Alfresco
Khi trồng lan huệ nên chú ý chọn một chiếc chậu vừa đủ để rễ phát triển toàn diện mà vẫn dễ dàng thoát nước. Đường kính của chậu phù hợp nhất là to hơn kích thước của củ khoảng 3cm. Khi trồng vào đất dinh dưỡng, bạn chú ý vun đất sao cho khoảng 1/3 củ lộ lên trên mặt đất. Sau khi vun đất, chú ý để ra nắng ngay và tưới nướt hạn chế (1 lần/tuần) vì lan huệ dạng củ nên rất sợ úng. Đến khi bắt đầu nhú cây mới bón phân với hàm lượng phốt pho cao. Cuối cùng, chuyển cây ra góc có nhiều nắng mặt trời khi nụ hoa bắt đầu phát triển.
2. Cách thu hoạch và gieo hạt lan huệ.
Ngoài màu đỏ xuất hiện khá nhiều thì các màu sắc còn lại vẫn có giá khá cao do phải nhập từ nước ngoài. Do đó, mọi người có thể thu hoạch hạt và tiếp tục gieo cây con nhằm tiết kiệm chi phí hoặc trao đổi với những người yêu hoa khác.
- Lan huệ sau khi gieo hạt sẽ ra hoa sau 1-2 năm tùy vào điều kiện khí hậu, dinh dưỡng.
- Đầu tiên, phải thụ phấn cho hoa bằng cách cho nhụy tiếp nhận phấn hoa từ nhị, để tạo thành noãn rồi ra quả. Ngắt một nhị phấn chín (đã rụng những bột phấn vàng) và trát vào đầu nhụy. Sau một thời gian, quả sẽ bắt đầu hình thành.
- Nếu như thụ phấn chéo giữa hai loài lan huệ khác nhau sẽ có thể cho ra giống lan huệ mới, còn thụ phấn cùng một cây sẽ cho ra cây có đặc tính giống cây gốc
- Sau khi quả mọc, tiếp tục chăm bón cho đến khi quả đã già và khô, lộ ra hạt đen phía bên trong.
- Sau khi tách hạt, có hai cách để gieo cây mới:
Hướng dẫn thu hoạch và gieo hạt lan huệ của anh Nguyễn Thanh Sơn (Hà Nội)
Cùng ngắm một số loài hoa lan huệ từ vườn nhà anh Nguyễn Thanh Sơn:
Lan huệ Sweet Nymph có màu hồng nhạt ngọt ngào
Lan huệ Tosca
Lan huệ Bogota màu hồng cam với hình dáng lạ mắt trông như những chú nhện đỏ
Lan huệ Chico có những cánh hoa thuôn dài, uốn cong ra phía sau là một trong những loại lạ nhất của dòng hoa này
Những cánh hoa xoắn xuýt có màu đỏ sậm xen với xanh lợt
Lan huệ Moon Scene cánh đơn với đài hoa lớn