Nói những cây cảnh này sướng không chịu được là vì dù lớn đến đâu, cây cảnh này cũng chỉ thích hợp với “chậu nhỏ”, trồng trong chậu lớn là thối lá, thối rễ.
Các bạn mới bắt đầu trồng cây cảnh đa phần đều cho rằng nên dùng chậu lớn để trồng hoa, cây cảnh, vì chậu càng lớn thì càng nhiều đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Hơn nữa, chậu lớn, một lần tưới nhiều nước, cũng sẽ giảm bớt số lần phải tưới cây.
Thực tế quan điểm này thật sai lầm. Bạn cần sử dụng chậu trồng cây cảnh phù hợp thì cây mới phát triển tốt. Đặc biệt nhiều loại cây cảnh có rễ ngắn và nông, nếu dùng chậu lớn sẽ dễ bị thối rễ, dùng chậu nhỏ mới hợp.
1. Cây cảnh ngọc bích
Cây cảnh ngọc bích là loại cây mọng nước, lá dày, xanh biếc, trông như những miếng ngọc bích vậy. Cây ngọc bích thực sự dễ chăm sóc và có tuổi thọ cao. Nói chung, nó có thể sống tới hơn 10 năm, thậm chí hàng chục năm.
Cây cảnh ngọc bích không kén chọn môi trường, có thể nuôi ở sân nhiều ánh sáng hoặc trong nhà không có ánh nắng. Nhưng nếu bạn thực sự muốn cây cảnh này sống tốt, phát triển xanh tươi và lâu dài thì bạn phải cung cấp cho nó chậu hoa nhỏ hơn kích thước của nó.
Cụ thể, đường kính của chậu cây cần nhỏ hơn chiều rộng tổng thể của một cây cảnh ngọc bích, đường kính của chậu hoa cần nhỏ hơn đường kính của tán cây.
Nguyên nhân là do chậu nhỏ, ít đất, sau khi tưới dễ bị khô, dễ kiểm soát lượng nước. Điều này rất quan trọng đối với cây cảnh ngọc bích rễ nông.
Ngoài cây cảnh ngọc bích, một số cây mọng nước khác như cây cành vàng lá ngọc... cũng cần trồng trong chậu nhỏ.
2. Cây cảnh trường sinh
Cây cảnh trường sinh, còn gọi là cây sống đời cũng cần trồng trong chậu nhỏ. Cây trường sinh và lan càng cua là hai cây cảnh cho hoa đêm giao thừa, rất được ưa thích trồng để đem lại may mắn, thịnh vượng cho năm mới.
Thời gian nở hoa của chúng rất lâu, có thể lên đến nửa năm nên được gọi là hoa trường sinh, trường thọ, sống đời.
Cây cảnh trường sinh có bộ rễ ngắn, không nên tưới quá nhiều, một khi tưới quá nhiều thì bộ rễ dễ bị thối đen.
Bạn nên sử dụng một chậu nhỏ để trồng cây cảnh trường sinh để kiểm soát lượng nước tốt hơn. Chậu nhỏ và đất có xu hướng khô sau khi tưới một lần. Chu kỳ khô và ướt của bầu đất diễn ra nhanh chóng, rất có lợi cho hoa trường sinh.
Ngoài việc sử dụng những chậu cây cảnh nhỏ cũng cần cung cấp đầy đủ ánh sáng, để hoa trường sinh dễ ra nụ. Nếu không, hoa trường sinh sẽ phát triển tươi tốt và cành lá và không nở hoa hoặc ra hoa thưa thớt.
3. Cây cảnh lan càng cua
Lan càng cua có lá hoa đều đẹp và cũng là một loài hoa trồng trong chậu trang trí nhà rất đẹp. Lan càng cua là một loài thực vật mọng nước thuộc họ xương rồng, nhưng không giống như xương rồngcó thể chịu hạn.
Cây cảnh này là biểu sinh trên cành những cây lớn. Vì là biểu sinh trên cành của cây lớn lên rễ của nó sẽ không bị ngâm trong đất ẩm suốt. Ngoài khả năng hút nước và chất dinh dưỡng của rễ, nó còn có chức năng cố định cho cây.
Nhưng sau khi bạn cấy lan càng cua vào chậu đất thì phần lá thịt của nó tiếp xúc trực tiếp với đất, nếu để đất luôn ẩm ướt thì thân và lá của nó rất dễ bị thối.
Cây cảnh lan càng cua từ gốc không dễ bảo dưỡng nên nhiều chuyên gia về lan càng cua đã dùng cây xương rồng để ghép để tạo thành một cây lan càng cua, nở hoa như thác nước.
4. Cây cảnh lan quân tử
Lan quân tử là cây cảnh cho hoa và lá rất đẹp. Nhiều người thích giữ 1 hoặc nhiều cây lan quân tử trong nhà, cho rằng lan quân tử giống như một quý ông hào hoa.
Mặc dù cây cảnh này có một chữ "lan" trong tên của mình nhưng nó không liên quan gì đến họ phong lan. Tuy nhiên, nó lại có đặc điểm giống lan đó là cùng có bộ rễ dài, màu trắng, mọng nước.
Những cây có bộ rễ kiểu này không thể trồng vào chậu lớn, nếu không bộ rễ rất dễ bị thối.
Ngoài ra, cây cảnh lan quân tử thích hợp trồng trong nhà, nó có đặc điểm là không cần ánh nắng trực tiếp, dù để trong nhà không có ánh nắng trực tiếp thì cây vẫn dễ nở hoa đẹp.
5. Cây cảnh lưỡi hổ
Lưỡi hổ là cây cảnh trồng trong nhà rất phong cách. Lá của nó mọc thẳng như mũi tên, nhiều da, trên mặt lá có những đường vân da hổ, mép có viền vàng rất đẹp.
Cây cảnh lưỡi hổ là loại thảo mộc lâu năm thuộc họ Măng tây, có độc lực mạnh. Mặc dù vậy, sau khi trồng lưỡi hổ vào chậu, bạn nên chú ý giữ cho đất chậu luôn khô ráo, nếu không rễ và lá cây rất dễ bị thối rữa.
Có nhiều giống cây cảnh lưỡi hổ, một số cao, một số khá thấp. Các giống cao thích hợp dùng trong chậu hoa gốm sứ, các giống ngắn đặt trong các chậu nhỏ, để trên mặt bàn rất thích hợp. Ngoài ra còn có một loại cây cảnh lưỡi hổ có lá hình tròn và hình trụ.
Dù là giống cây cảnh lưỡi hổ nào thì bản chất đều giống nhau, đều cần trồng trong chậu nhỏ, ít tưới nước, có nhiều ánh sáng tán xạ.
6. Cây cảnh kim tiền
Cây kim tiền là loại cây cảnh trong nhà có ý nghĩa đặc biệt tốt lành, lá của nó xếp đối xứng nhau trên cành thẳng rất bắt mắt và đẹp.
Cây kim tiền chịu hạn tốt chủ yếu là dưới đất mọc ra một loại củ giống như củ khoai tây nhỏ, chứa được nhiều nước.
Đồng thời, bộ rễ cứng cáp mọng nước của nó rất dễ bị thối nên không nên tưới quá nhiều.
Vì vậy, cũng giống như 6 loại cây khác được giới thiệu trong bài viết này, cây kim tiền cũng thích hợp trồng trong chậu nhỏ, vì chậu nhỏ, ít đất, dễ kiểm soát nước hơn.
7. Cây cảnh kim ngân
Để nói loại cây xanh nào mang ý nghĩa tốt nhất thì đó phải là cây kim ngân. Chỉ tên gọi của chúng đã có ý nghĩa phát tài, phát lộc, vàng bạc vây quanh.
Dù là cây cảnh kim ngân lớn hay nhỏ khi trồng trong nhà đều cần trồng trong chậu nhỏ. Chúng ta thường thấy chậu cây mà cây kim ngân được trồng thường chỉ to hơn một chút so với những cành cây rậm rạp của nó.
Tại sao nên dùng chậu nhỏ để trồng cây cảnh kim ngân? Nguyên nhân chính là do cây kim ngân quá dễ bị thối rễ.
Hơn nữa bạn cũng không dễ phát hiện ở giai đoạn đầu rễ bị thối của cây cảnh này. Đến khi bạn phát hiện cành lá có vấn đề thì lúc đó mức độ mục nát sẽ rất nghiêm trọng, về cơ bản là vô vọng để cứu sống.
Vì vậy, bạn hãy dụng một chậu nhỏ hơn để trồng cây cảnh kim ngân, cộng với việc tưới ít nước hơn, thông gió tốt và nhiều ánh sáng tán xạ. Làm tốt tất cả điều này thì có thể đảm bảo cây cảnh tài lộc sống tốt.