Cây Kèn Hồng là loài cây công trình vô cùng phổ biến, có khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, loài cây này còn cho nở hoa khá đẹp, được nhiều người ưa thích.
Nguồn gốc của cây Kèn Hồng
Cây Kèn Hồng hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây Chuông Hồng, có tên khoa học là Tabebuia rosea, thuộc họ Bignoniaceae (họ cây Đinh). Đây là loài thực vật có nguồn gốc từ các nước trong khu vực châu Mỹ, sau này được xuất giống tới nhiều quốc gia châu Âu, rồi tới cả châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, loài thực vật này chủ yếu được trồng để làm cây xanh đô thị, cây trang trí cảnh quan nhà cửa,...
Hình ảnh cây Kèn Hồng
Đặc điểm của cây Kèn Hồng
1. Về thân cây
Cây Kèn Hồng là loài cây thân gỗ, có chiều cao thân trung bình từ 5-10m, đường kính thân cây tối đa khoảng 40-50cm. Loài cây này phân nhánh nhiều, vỏ cây có màu xám nâu, nứt theo chiều dọc.
2. Về lá cây
Lá cây Chuông Hồng có dạng hình bầu dục, chiều dài trung bình từ 5-10cm, bề rộng từ 3-4cm, có màu xanh lục. Mặt trên của lá nhẵn, mép không răng cưa, lá dạng kép chân vịt.
3. Về hoa
Cây Kèn Hồng thường nở hoa vào đầu mùa hè, tức là từ tháng 4 trở đi và duy trì cho đến hết tháng 6. Bông hoa có màu hồng nhạt, khi nở mọc thành chùm vô cùng bắt mắt. Hình dạng của bông hoa khi nở gần giống với chiếc kèn Trumpet, do đó mà nó mới có tên gọi như ngày nay. Khi kết thúc mùa hoa, cây sẽ tạo thành quả, quả của cây có dạng thuôn dài, bên trong có hạt, hạt có cánh và có thể phát tán theo gió.
Hoa của cây Chuông Hồng
Cây Kèn Hồng có những tác dụng gì?
Cây Chuông Hồng là cây thân gỗ có chiều cao tương đối lớn, cùng với đó là hệ thống tán lá, cành cây phân nhánh vô cùng nhiều và rậm rạp. Nhờ đó mà cây sẽ trở thành thứ có khả năng cung cấp bóng mát, che chắn cho chúng ta khỏi những ảnh hưởng khác nhau từ môi trường.
Bên cạnh đó, cây Chuông Hồng còn giúp cung cấp nguồn không khí trong lành, hấp thụ CO2 và các khí độc hại trong tự nhiên. Nhờ đó mang lại không khí thoáng mát, chất lượng, giúp con người trở nên khỏe mạnh hơn.
Nhờ vào vẻ đẹp của cây mà Kèn Hồng đã được ưa thích, lựa chọn làm cây cảnh trang trí trong vườn nhà, cây xanh đô thị dọc theo nhiều con phố, cây trang trí cảnh quan cho công viên, bệnh viện, các khu nghỉ dưỡng,...
Ý nghĩa cây Kèn Hồng
Do có màu duy nhất là màu hồng, vậy nên cây Kèn Hồng mang ý nghĩa cho những điều ngọt ngào, tốt lành, hạnh phúc, nhất là trong tình yêu đôi lứa, vợ chồng.
Ngoài ra, do mùa hoa thường bắt đầu nở từ đầu mùa hè, do vậy mà loài cây này cũng được nhiều người xem là dấu hiệu cho thấy mùa thi sắp sửa diễn ra, mùa chia tay mái trường sắp đến. Vậy nên cây Chuông Hồng còn có thể được gọi là cây học trò, mang ý nghĩa tốt đẹp với lứa tuổi học sinh.
Cách trồng cây Kèn Hồng và chăm sóc tốt nhất
1. Phương pháp nhân giống
Cây Kèn Hồng có thể được nhân giống chủ yếu thông qua phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Trong đó thì phương pháp gieo hạt ngay từ đầu sẽ giúp cây khi trưởng thành sẽ luôn cao lớn, mọc vươn thẳng. Tuy nhiên gieo hạt sẽ khiến thời gian trồng trở nên khá lâu và tốn công chăm sóc, cho nên nhiều người thường hay sử dụng biện pháp giâm cành để trồng cây.
2. Lựa chọn đất trồng
Cây Kèn Hồng ưa thích những loại đất giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt và độ tơi xốp cao. Ngoài ra bạn có thể pha đất trồng với phân hữu cơ, trấu, xơ dừa hoặc mùn cưa để cải thiện thêm dinh dưỡng cho cây khi trồng.
3. Kỹ thuật trồng
Nếu bạn lựa chọn phương pháp gieo hạt, hãy cho hạt giống gieo xuống đất trồng đã chuẩn bị. Tưới nước dưỡng ẩm thường xuyên cho đến khi hạt giống nảy mầm thành cây non. Trước đó, để hạt giống mau nảy mầm, bạn cần lựa chọn các loại hạt giống khỏe mạnh, không bị lép, hỏng. Sau đó ngâm hạt giống trong nước sạch để qua đêm rồi ủ tiếp trong khăn ẩm cho đến khi vỏ hạt nứt ra là có thể gieo trồng được rồi.
4. Tưới nước
Cây Kèn Hồng khi mới trồng, bạn hãy dùng nước vo gạo để tưới ít nhất mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để giúp cây non có thể phát triển nhanh chóng. Sau này khi cây đã trưởng thành, bạn có thể tưới như bình thường, tuy nhiên không nên tưới quá nhiều bởi loài cây này không chịu ngập úng giỏi.
5. Bón phân cho cây trồng
Khi cây Kèn Hồng non đã bắt đầu phát triển và cao được khoảng 30cm trở lên, khi này bạn bắt đầu có thể bón phân dưới dạng pha loãng phân hữu cơ hoặc phân NPK với nước để tưới qua lá và thân. Áp dụng như vậy khoảng 1 lần/tuần để cây phát triển tốt hơn.
6. Phòng sâu bệnh
Cây Kèn Hồng là cây thân gỗ lớn cho nên rất dễ bị các loại sâu và côn trùng làm tổ hoặc tấn công, hút nhựa, ăn lá cây. Do đó bạn nên phun các loại thuốc diệt côn trùng lên thân cây để bảo vệ hoặc có thể bôi vôi xung quanh gốc cây để hạn chế bớt tình trạng côn trùng có thể xảy ra.
Giá cây Kèn Hồng trên thị trường là bao nhiêu?
Do là cây trồng đô thị, vậy nên loài cây này vô cùng dễ tìm kiếm để mua về trồng. Bạn có thể tìm mua tại các tiệm bán cây cảnh trên toàn quốc với mức giá vô cùng phải chăng:
- Đối với cây Chuông Hồng non, chiều cao từ 20-50cm: Giá sẽ chỉ có từ 5.000 đến 10.000 đồng/cây mà thôi.
- Đối với cây Kèn Hồng trưởng thành một chút, chiều cao từ 1m đến 1,5m: Giá sẽ dao động trong khoảng từ 15.000 đến 20.000 đồng/cây.