Cây này nở hoa 200 ngày mỗi năm, thơm gấp 8 lần hoa quế, trồng trước nhà giúp trừ xui cầu may

Cẩm Tú - Ngày 07/03/2024 05:28 AM (GMT+7)

Không chỉ có sắc có hương, cây này còn có sức sống bền bỉ và xua đuổi những điều không may, mang đến sự bình an, tài lộc cho gia đình.

Trong thế giới làm vườn, có một cây cảnh có sức quyến rũ hơ vàng, đó là cây nguyệt quế. Loại cây này có tên khoa học là Murraya paniculata (L.), có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải ở Đông Âu. 

Cây thường cao khoảng 2-4m, lá xanh mọc xen kẽ dọc theo thân. Hoa mọc từ nách lá, có màu trắng, hơi ngả vàng và nở quanh năm, có thể nở 200 ngày mỗi năm.

Hoa của cây nguyệt quế.

Hoa của cây nguyệt quế. 

Hoa nguyệt quế tuy không lớn nhưng mỗi bông lại tỏa ra một mùi thơm nhẹ, hương thơm tươi mát và không quá gắt khiến con người có cảm giác sảng khoái, dễ chịu. Có người còn nhận xét, hương nguyệt quế thơm gấp 8 lần hoa mộc hương.

Cây nguyệt quế cũng có quả, khi còn non nó có màu xanh và sau đó chuyển dần sang màu cam, màu đỏ khi chín.

Cây này nở hoa 200 ngày mỗi năm, thơm gấp 8 lần hoa quế, trồng trước nhà giúp trừ xui cầu may - 2

Về mặt cảnh quan, cành của cây nguyệt quế mềm mại, dẻo dai, dễ tạo hình, có thể cắt tỉa thành nhiều hình dáng khác nhau, thậm chí được kết hợp với các yếu tố như đá và gỗ để làm tiểu cảnh. Vì vậy dù là trồng trong chậu hay trồng trên mặt đất, cây nguyệt quế đều có thể thể hiện nét quyến rũ độc đáo của nó.

Ngoài giá trị làm cảnh, cây nguyệt quế còn có nhiều tác dụng thực tế. Cụ thể, loại cây cảnh này có thể thanh lọc không khí hiệu quả, hấp thụ các chất có hại trong nhà như formaldehyde và carbon dioxide, nên nó được ví như máy lọc không khí tự nhiên.

Cây này nở hoa 200 ngày mỗi năm, thơm gấp 8 lần hoa quế, trồng trước nhà giúp trừ xui cầu may - 3

Trong Đông y, cây nguyệt quế có vị đắng, cay và tính ấm nên hữu ích trong việc tiêu viêm, gây tê, đồng thời giúp điều trị các bệnh phong thấp, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, các vết côn trùng cắn bên ngoài,...

Trong phong thủy, cây nguyệt quế thường được trồng trước cửa nhà để cải thiện phong thủy gia đình. Loại cây này có thể trừ xui, xua đuổi tà ma và những điều không may mắn ra khỏi nhà.

Đồng thời, nhiều người còn trồng cây nguyệt quế trong nhà để cầu bình an, trường thọ, mong muốn mang đến những may mắn, thuận lợi trong công việc, sự nghiệp, con cháu dễ đỗ đạt thành tài.

Cây này nở hoa 200 ngày mỗi năm, thơm gấp 8 lần hoa quế, trồng trước nhà giúp trừ xui cầu may - 4

Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế

Không chỉ có sắc có hương, cây nguyệt quế còn có sức sống bền bỉ và khả năng thích ứng mạnh mẽ. Chỉ cần có đất là cây có thể bén rễ, nảy mầm và phát triển. Dù là nơi có khí hậu ẩm ướt hay khô hạn, cây cảnh này đều có thể thích nghi với môi trường.

Việc trồng và chăm sóc cây nguyệt quế không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ năng, vì vậy ngay cả những người mới bắt đầu làm vườn cũng có thể trồng được.

Có 4 phương pháp để trồng cây nguyệt quế, đó là gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng nhiều nhất để trồng cây nguyệt quế chính là ghép mắt vì phương pháp này có tỷ lệ thành công cao, nhanh cho ra hoa. 

Cây này nở hoa 200 ngày mỗi năm, thơm gấp 8 lần hoa quế, trồng trước nhà giúp trừ xui cầu may - 5

Với phương pháp ghép mắt thì gốc ghép cây phải mọc thẳng, không bị dị dạng và sâu bệnh. Đặc biệt, không được để mắt ghép bị bẩn và bầm dập. Sau đó, tách mắt ghép có kích thước phù hợp để ghép vào.

Với phương pháp giâm cành, thời gian thích hợp để giâm cành là từ tháng 6 đến tháng 8. Nên chọn cành bánh tẻ có vỏ nâu, xám, cắt cành dài hoảng 10-20cm, nhúng vào dung dịch kích rễ để tăng khả năng ra rễ của hom rồi cắm cành vào đất là được.

Chiết cành cũng vậy, nên chọn cành bánh tẻ, đã ra hoa được 1-2 lần. Gieo hạt là phương pháp được dùng ít nhất vì tỷ lệ nảy mần thấp, tốc độ sinh trưởng chậm.

Cây này nở hoa 200 ngày mỗi năm, thơm gấp 8 lần hoa quế, trồng trước nhà giúp trừ xui cầu may - 6

Trong quá trình chăm sóc cây nguyệt quế, bạn nên chú ý tới những yếu tố sau:

- Đất trồng: Nên chọn loại đất thoát nước tốt và màu mỡ, độ pH dao động từ 5 - 7. Bạn có thể trồng trong đất phù sa, xơ dừa, mùn trấu, phân chuồng theo công thức 2:1:1:1.

- Tưới nước: Cây nguyệt quế ưa môi trường có độ ẩm cao nên phải tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho cây, từ đó cây mới phát triển tốt, ra hoa liên tục.

- Ánh sáng: Cây thích ánh sáng nhẹ, cường độ ánh sáng không quá cao. Vì vậy tốt hơn hết bạn nên trồng ở môi trường mát mẻ, có ánh sáng tán xạ. Nếu trồng trong nhà, hãy đưa cây ra ngoài phơi nắng vào buổi sáng hoặc chiều tối.

- Bón phân: Muốn cây phát triển tốt thì phải bón phân cho cây theo chu kì 2 tháng 1 lần. Lượng bón tùy loại cây lớn, nhỏ khác nhau nhưng phải đảm bảo phân bón cho nguyệt quế cần chứa kali trong thời kỳ phát triển của cây để cây trở nên cứng cáp hơn. Nên hòa tan phân trong nước rồi tưới vào gốc cây để giảm nhiệt do phân tỏa ra.

- Cắt tỉa: Khi cây đã trưởng thành, nên cắt tỉa cho cây 1 tháng 1 lần vào mùa mưa và 2 tháng 1 lần vào mùa khô để cây luôn gọn gàng và có hình dáng đẹp. Đồng thời, việc này còn giúp cây phát triển tốt hơn, kích thích cây ra hoa thường xuyên và giúp cây thông thoáng, từ đó ngăn ngừa sâu bệnh.

Ngoài ra, nếu trồng cây nguyệt quế trong chậu thì bạn nên xới đất thường xuyên, thay đất thay chậu cho cây 2 năm 1 lần để tránh đất bị nén chặt khiến cây khó phát triển. 

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà - Vườn