Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn

Lyly - Ngày 01/10/2024 12:01 PM (GMT+7)

Chàng trai chia sẻ, thời điểm ghép hoa hồng tốt nhất là vào mùa xuân từ tháng 4 đến tháng 5 và mùa thu từ tháng 9 đến tháng 10.

Hoa hồng là loài hoa phổ biến được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, thay vì trồng theo cách thông thường, nhiều người lại trồng hoa hồng bonsai để thêm phần độc đáo, mới mẻ.

Việc trồng hoa hồng bonsai không hề đơn giản nhưng chàng trai đến từ tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) này đã kiên trì được 9 năm, thành quả anh tạo ra khiến nhiều người phải trầm trồ kinh ngạc mà phải thốt lên: “Quá đẹp”.

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 1

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 2

Chàng trai cho biết, ghép là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để trồng hoa hồng từ gốc cây già. Chọn gốc ghép là bước quan trọng để ghép thành công.

Chàng trai khuyên gốc ghép nên được chọn từ những giống khỏe mạnh, có hình dáng giống nhau vì chúng có đặc tính giống nhau nên sẽ không có phản ứng bất lợi khi ghép. Sau khi chọn được gốc ghép cần tiến hành chăm sóc một thời gian để tăng sức sống.

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 3

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 4

Bước tiếp theo là ghép cành. “Bạn cần lấy một cành hoa hồng chắc khỏe, cắt chéo rồi khoan một lỗ nhỏ trên gốc ghép, cắm cành hoa hồng vào lỗ nhỏ. Tiếp theo, dùng băng keo hoặc dây thừng cố định cành ghép.

Tốt nhất là tạo môi trường chân không để giảm vi khuẩn sinh sôi, gây tổn thương vết cắt trên cành ghép và gốc ghép. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bôi một ít dung dịch tím lên bề mặt để khử trùng”, chàng trai chia sẻ.

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 5

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 6

Việc chăm sóc sau ghép cũng rất quan trọng. Hãy đặt chậu hoa hồng đã ghép ở nơi thông thoáng, đủ ánh sáng để chăm sóc. Bạn có thể bón thêm phân hữu cơ mỗi lần tưới nước, nhưng không nên tưới quá nhiều nước. Trong quá trình này, không được di chuyển chậu hoa hồng ghép.

Sau một tháng, nếu vết cắt của hoa hồng đã lành, có thể tăng thời gian chiếu sáng để đẩy nhanh quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng trong cành và cây thông qua quá trình quang hợp nhằm nâng cao tỷ lệ sống của cây.

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 7

Ngoài ra, có thể bón thêm một ít phân kali pha loãng cho cây để thúc đẩy sự phát triển của cành và lá, làm cho thân rễ của cây phát triển mạnh mẽ hơn.

Chàng trai chia sẻ, thời điểm ghép hoa hồng tốt nhất là vào mùa xuân từ tháng 4 đến tháng 5 và mùa thu từ tháng 9 đến tháng 10. Nên chọn ngày nắng để ghép, không nên ghép cành vào ngày mưa. Tỷ lệ ghép sống thành công cao nhất là vào buổi chiều.

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 8

Để tăng vẻ đẹp cho cây hoa hồng ghép, hãy nhấc gốc cây. Nhưng trước đó bạn cần nuôi dưỡng bộ rễ, bởi hệ thống rễ phát triển thì hiệu quả khi nhấc rễ sẽ tốt hơn và chúng sẽ nhanh chóng thành hình hơn.

Muốn hệ thống rễ phát triển tốt, hãy trồng cây trong đất tơi xốp, thoáng khí như hỗn hợp cám dừa thô, cám dừa mịn, đất mùn, đá trân châu, đất vườn và phân hữu cơ.

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 9

Khi nâng gốc, nên thực hiện vào mùa xuân và mùa thu khi hoa hồng đang phát triển mạnh. Lúc đó bạn hãy dùng xẻng hoặc cào nhỏ đào nhẹ lớp đất trên bề mặt chậu để lộ một phần bộ rễ.

Hãy để phần rễ này tiếp xúc với không khí và dần dần thích nghi với môi trường. Khi các chồi nhỏ ở gốc mọc lên và ra lá mới, có thể cắt bỏ những lá cũ ban đầu, lấy ra khỏi chậu và trồng lại vào chậu mới.

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 10

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 11Sau khi thay chậu, để thúc đẩy bộ rễ phát triển khỏe mạnh, cần tưới nước khoa học, tránh tưới quá nhiều hoặc quá ít. Vào mùa hè, đợi cho lớp đất trên bề mặt khô hẳn rồi mới tưới nước, tưới vào sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh làm úng rễ.

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 12

Trong quá trình chăm sóc hoa hồng, để cây phát triển tốt và hoa nở nhiều thì cần chú ý tới những yếu tố sau:

‌- Đất trồng: Hoa hồng cần đất tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Đất vườn sạch có thể dùng để trồng hoa hồng. Nếu chất lượng đất không tốt thì nên dùng hỗn hợp đất mốc lá, than củi và phân cừu. Đối với hoa hồng trồng trong chậu nên sử dụng cám dừa, đất mùn, đá trân châu và bón thêm các hạt vi sinh vật để thúc đẩy quá trình thoát nước và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

- ‌Ánh sáng: Hoa hồng thích nhiều ánh sáng, vì thế nên đặt ở nơi có nhiều nắng để đảm bảo cây phát triển tốt và ra hoa nhiều.

Chàng trai trồng hoa hồng bonsai 9 năm, phần gốc đã đẹp, hoa nở đầy chậu càng mãn nhãn hơn - 13

- Tưới nước‌: Cần giữ cho đất hơi ẩm nhưng tránh tích tụ nước. Việc tưới nước cần tuân theo nguyên tắc thấy khô mới tưới. Đặc biệt trong thời kỳ nhiệt độ cao vào mùa hè có thể phun sương phù hợp để tăng độ ẩm. Vào mùa đông, nên giảm tưới nước.

- ‌Bón phân‌: Hoa hồng thích bón phân. Ngoài việc bón phân lót khi thay chậu, bạn cũng nên bón thúc thường xuyên. Nên rắc phân bón hỗn hợp lên bề mặt đất chậu hàng tháng và bón dung dịch kali dihydro photphat một tháng trước thời kỳ ra hoa để thúc đẩy sự ra hoa. Hàng năm sau mùa đông, nên vùi các loại phân hữu cơ như phân ruột cá vào đất chậu để đảm bảo cây nhận đủ dinh dưỡng để phát triển.

- Cắt tỉa‌: Sau mỗi lần ra hoa, cần cắt tỉa kịp thời để thúc cây sớm ra hoa đợt tiếp theo. Đồng thời, nên cắt tỉa vào mùa đông để duy trì hình dáng cây đẹp và thúc đẩy sự phát triển của cành.

- ‌Kiểm soát sâu bệnh‌: Hoa hồng rất dễ bị sâu bệnh tấn công nên cần được kiểm tra thường xuyên và có biện pháp phòng ngừa. Nên chôn thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm trong bầu đất hàng tháng, đồng thời phun thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu thường xuyên cho hoa hồng để giảm tỷ lệ sâu bệnh‌.

10 ngày cho hoa hồng uống thứ này một lần, hoa nở cả trăm bông một lúc, đưa hương thơm ngát
Những người trồng hoa hồng lâu năm cho biết, thực ra trồng hoa hồng không quá khó, chỉ cần cho cây uống thứ nước này 30 ngày một lần thì cây sẽ nở hoa...

Mẹo vặt vườn tược

Theo Lyly
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà - Vườn