Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng ngày càng nhiều người cho cây thiết mộc lan vào “danh sách đen” vì 4 lý do này.
Cây thiết mộc lan hay còn gọi là cây phát tài khúc, cây phát dụ thơm,… tên khoa học là Dracaena fragrans, có nguồn gốc từ Tây Phi. Đây là cây cảnh thân gỗ, nhiều lá với những tán lá xanh tươi, bóng và dài, phiến lá có sọc rộng ngả sắc vàng vô cùng đặc biệt.
Thêm một điểm độc đáo ở loại cây này chính là khi bị cắt ngang, chồi non sẽ mọc nhiều xung quanh vị trí cắt.
Thiết mộc lan có khả năng ra hoa nếu được chăm sóc đúng cách. Thông thường, chúng sẽ nở hoa vào độ chuyển từ mùa đông sang mùa xuân. Hoa nở từng chùm, trắng ngần và tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ, nhất là khi về đêm.
Không chỉ có giá trị làm cảnh, thiết mộc lan còn mang nhiều ý nghĩa cát lành. Theo đó, loại cây này được đánh giá là đem lại nhiều sinh khí, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Nhất là khi cây nở hoa, đó là dấu hiệu tiền tài đang đến với gia đình.
Bên cạnh đó, cây thiết mộc lan còn có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Nó có thể loại bỏ những chất độc hại trong không khí như benzen, formaldehyde, cacbon monoxit,… nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.
Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng ngày càng nhiều người cho cây thiết mộc lan vào “danh sách đen” vì 4 lý do này.
1. Cây có chứa chất độc hại
Cây thiết mộc lan có chứa các hợp chất độc hại (saponin). Mặc dù cây không quá nguy hiểm khi chỉ tiếp xúc ngoài da, nhưng nếu trẻ nhỏ hoặc thú cưng vô tình ăn lá hoặc một phần của cây, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Đó chính là một trong những lý do khiến nhiều gia đình có trẻ nhỏ, nuôi thú cưng cho cây thiết mộc lan vào “danh sách đen”. Nếu vẫn muốn trồng loại cây này trong nhà, bạn nên đặt cây ở nơi ngoài tầm với với trẻ nhỏ và thú cưng.
2. Hương hoa gây khó chịu với một số người
Mặc dù cây thiết mộc lan không gây hại trực tiếp đến da, nhưng một số người có làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng hoặc mẩn đỏ khi tiếp xúc lâu dài với lá của cây. Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc dễ dị ứng với các loài thực vật, bạn nên cẩn thận khi chăm sóc cây này.
Ngoài ra, hương hoa rất thơm, gây khó chịu với những người bị dị ứng phấn hoa, đau đầu.
Hoa của cây thiết mộc lan.
3. Dễ bị thối rễ, vàng lá
Hệ thống rễ của cây thiết mộc lan tương đối nhạy cảm, dễ gây thối rễ do tích tụ nước. Nếu cây bị úng nước hoặc đất thoát nước kém, rễ sẽ bị thối, khiến lá cây chuyển sang màu vàng, thậm chí chết.
Ngoài ra, dù thích nghi được với môi trường ít ánh sáng nhưng nếu không nhận đủ ánh sáng trong thời gian dài, lá sẽ chuyển sang màu vàng, thậm chí rụng lá. Tốt nhất nên đặt ở nơi có ánh sáng nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, nếu không lá sẽ dễ bị cháy nắng.
Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình có ánh sáng kém, căn bản không đáp ứng được môi trường phát triển của cây. Và đây là lý do khiến một số người đưa cây thiết mộc lan vào “danh sách đen”.
4. Tốc độ tăng trưởng chậm, giá trị làm cảnh không cao
Tốc độ tăng trưởng của cây thiết mộc lan tương đối chậm, đặc biệt là khi thiếu ánh sáng hoặc chất dinh dưỡng và có thể phải mất một thời gian dài mới thấy được những thay đổi rõ rệt. Đối với những người yêu hoa muốn thấy cây của mình phát triển nhanh chóng, điều này có thể hơi gây thất vọng. Chính vì vậy, thay vì chọn thiết mộc lan, họ sẽ trồng những loại hoa phát triển nhanh để sớm nhận được cảm giác thành tựu.
Bên cạnh đó, giá trị làm cảnh của cây thiết mộc lan không được đánh giá cao. Nếu cây phát triển chậm, chỉ có lá thì cây khá đơn điệu, dễ khiến nhiều người cảm thấy nhàm chán. Tuy nhiên ngay cả khi cây nở hoa, hoa của cây thiết mộc lan cũng được đánh giá là không đẹp.