Khi cắm cành vào đất, 8 ngày sau chúng sẽ bắt đầu bén rễ, sau một thời gian có thể phát triển thành cây.
Cuối tháng 6, nhiều người yêu hoa không biết nên chọn loại hoa nào để nuôi dưỡng. Thực tế, các loại cây như lan ý, lưỡi hổ, lan nhện, phát tài... tuy phát triển trong tất cả các mùa nhưng mùa hè sẽ là mùa chững của chúng.
Cuối tháng 6 có thể cắt tỉa, lúc này bạn chỉ cần vứt cành của 2 loại cây này xuống đất cũng có thể lớn nhanh như thổi, trở thành một cây lớn và ra hoa trong năm sau.
1. Cắt hoa cẩm tú cầu
Cuối tháng 6, chúng ta có thể nhân giống một số loài hoa thông qua phương pháp giâm cành, chẳng hạn như hoa cẩm tú cầu. Cẩm tú cầu là một loại cây đẹp, mùa hè mới là thời kỳ ra hoa nên nó là một loại cây cảnh rất tốt có thể trồng ban công.
Trong quá trình chăm sóc hoa cẩm tú cầu, những người yêu hoa sẽ thấy khi tàn trên cây cẩm tú cầu còn sót lại một ít hoa, lúc này ta có thể cắt bỏ những cành còn sót lại hoa và tiến hành giâm cành, tỷ lệ sống khi cắt của những cành như vậy là rất cao.
Khi cắt cành hoa cẩm tú cầu 10cm chúng ta cần cắt bỏ bớt một số lá trên cành và giữ lại 6 lá, tiếp theo đem cành cẩm tú cầu ra chỗ thoáng gió, để lá trên cành khô lại. Sau đó chúng ta có thể chuẩn bị một số giá thể, như trộn thêm phân trùn quế và cát sông, cắm cành vào giá thể đã chuẩn bị rồi giữ ẩm cho bầu đất, 8 ngày sau cây sẽ bén rễ.
Sau một thời gian sẽ mọc rễ, bạn có thể chuyển cây vào trong chậu đẹp. Trong năm tới, cẩm tú cầu có thể nở rất nhiều hoa, ban công lúc này trông như một khu vườn.
2. Cây hoa ngâu
Hiện nay, cây hoa ngâu rất được ưa chuộng. Bạn có thể dễ dàng thấy loài cây này tại các khu vực như công viên, bệnh viện, trường học, vỉa hè, khu du lịch, du công nghiệp…
Nếu cắt tỉa tốt, bạn có thể sử dụng cây ngâu như một hàng rào hay ranh giới phân chia khu vực. Nhiều người cũng lựa chọn cây ngâu như một loại cây cảnh trong sân vườn. Nếu có khiếu thẩm mỹ, bạn có thể uốn nắn cây ngâu tạo dáng bonsai.
Tán lá dày, rậm rạp, cây ngâu góp phần không nhỏ trong việc thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, mang tới không gian trong lành. Ngoài tác dụng làm cảnh, theo nhiều ghi chép Đông Y, các bộ phận như hoa, lá, cành của cây ngâu còn được tận dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp…
Cách trồng cây ngâu
Vì cây ít đậu quả, nên thay vì gieo hạt thì mọi người thường chọn phương pháp giâm cành để nhân giống cây ngâu.
Đầu tiên, bạn chuẩn bị bầu đất, không cần quá màu mỡ nhưng phải đảm bảo đất đủ độ tơi xốp. Bạn có thể trộn với xơ dừa, ít sỏi và phân chuồng, như vậy sẽ đảm bảo khả năng thoát nước. Bầu cũng cần có lỗ phía dưới để tránh ngập úng.
Lựa cành không quá già nhưng phải to khỏe, không sâu bệnh. Cắt cành dài khoảng 15 – 20cm, tỉa bớt lá ở dưới sau đó ngâm cành vào dung dịch kích rễ khoảng 2 tiếng. Lấy cành ra, cắm vào bầu đất, tưới đẫm nước lần đầu tiên. Sau đó cứ thấy đất bề mặt bầu khô thì tưới lại để duy trì độ ẩm.
Cây ngâu không cần nhiều nước nhưng cũng không chịu được hạn. Bởi vậy khi cây còn nhỏ bạn cần chú ý duy trì độ ẩm cho đất. Cứ thấy đất trên bề mặt khô thì tưới một ít để làm ẩm đất là được, không tưới quá đẫm có thể khiến cây bị úng. Nếu thời tiết quá nắng nóng, bạn có thể tăng tần xuất tưới lên.
Là loài ưa sáng, bạn nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng, nếu nắng quá gắt có thể có biện pháp che chắn. Nếu trồng cây trong nhà thì cần có ánh sáng gián tiếp, hàng tuần mang cây ra ngoài nắng sớm khoảng 1 tiếng.
Cây dạng bụi nếu sinh trưởng quá nhanh có thể khiến cây bể dáng, kém thẩm mỹ. Do đó bạn nên thường xuyên cắt tỉa và tạo dáng cho cây.