Trước khi nhổ sinh vật bé nhỏ này lên và vứt đi, bạn có thể thực hiện một số bước để phục hồi vẻ lộng lẫy vốn có của nó.
Với những người trồng và đam mê hoa hồng, không có gì đau lòng hơn là nhìn thấy bụi hồng yêu quý của mình héo úa, sắp chết. Trước khi nhổ sinh vật bé nhỏ này lên và vứt đi, bạn có thể thực hiện một số bước để phục hồi vẻ lộng lẫy vốn có của nó.
1. Tại sao hoa hồng bị héo lá
- Bộ rễ bị tổn thương
Bộ rễ hoa hồng bị tổn thương trong quá trình vận chuyển (cây mới mua về) cây bị tác động mạnh rễ cây bị hư hại hoặc khi thực hiện bứng cây hồng, thay chậu cho cây hồng làm đứt rễ cây hồng dẫn đến tình trạng cây bị mất sức, không hấp thu được chất dinh dưỡng.
- Do côn trùng
Do côn trùng, con sùng, cuốn chiếu… cắn hư 1 phần rễ cây, dẫn đến việc không cung cấp đủ nước và dinh dưỡng nuôi cây hoa hồng trong suốt cả ngày. Trường hợp này thường xuất hiện khi bạn trồng hoa hồng với giá thể rơm mục, phân bò thường xuyên ẩm ướt.
- Sâu đục thân
Nếu bị sâu đục thân, một cành của cây sẽ bị héo, khô, nếu không phát hiện điều trị kịp thời chúng sẽ ăn xuống tận gốc dẫn đến cây hồng bị chết dần.
- Nấm
Nấm bệnh gây hại trên hoa hồng là một trong những nguyên nhân chính, thường gặp đối với cây hoa hồng được cấy ghép mô. Nấm Verticillium albo-atrum Berth lây truyền qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô. Cây bệnh nụ không nở được, bên ngoài phủ một lớp nấm màu xám nâu làm cho nụ hoa bị gẫy gục xuống, bên trong nụ bị rỗng. Khi bệnh nặng các vết bệnh lan dần xuống cuống làm có màu thâm tím. Trên hoa xuất hiện những đốm nhỏ có màu nâu, mọc riêng lẻ hay liên kết lại với nhau thành đám phồng lên, các giống hoa có màu trắng rất dễ bị hại (hoa bị khô cháy).
- Sử dụng quá nhiều lượng phân bón
Một số người quan niệm rằng đây là cây hoa chứ không ăn nên bón nhiều phân, chất kích thích một chút cho cây nhanh phát triển thì cũng chẳng sao. Nhưng thực chất khi bón quá nhiều “lố tay” lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến rễ, rễ bị hư hại cũng như chất dinh dưỡng trong giá thể cũng sẽ không còn mà bị chuyển hóa thành dạng khác gây độc ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
2. Làm sao để cứu cây
Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên tiến hành theo các cách sau:
- Tiến hành đưa chậu hoa hồng vào nơi khô ráo, thoáng mát tránh tiếp xúc với ánh nắng quá mạnh, chỉ nên để cây ra nắng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
- Bổ sung nước cho hoa đủ độ ẩm để cây có thể hồi phục và phát triển, tránh tưới nhiều nước làm cây bị ngập úng, nấm bệnh rất dễ xâm nhập vào cây.
- Bổ sung chất dinh dưỡng kích thích ra rễ, để rễ sớm phục hồi.
Riêng đối với trường hợp do bón quá nhiều phân bón dạng lỏng thì nên tưới nhiều vào buổi sáng để rửa trôi bớt lượng phân dư thừa ra. Phân dạng hạt, bột rải trên bề mặt chậu thì chúng ta nên cào bớt loại bỏ lớp phân này đi.
Đối với cây bị sâu bệnh gây hại, trường hợp nhẹ thì loại bỏ phần bị sâu bệnh hại để tránh trường hợp lây sang cành khác. Đối với sâu đục thân chúng ta có thể tiêm thuốc trừ sâu thẳng vào thân cây sau đó bít lỗ bằng keo liền sẹo.
Với nấm bệnh gây hại, nguyên nhân gây bệnh là do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu nên trước khi trồng cần khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin… Phun thuốc vào chiều mát, và sáng ngày hôm sau thì tưới nước xả phần thuốc đã tưới nước cho hoa hồng chiều hôm trước để tránh cháy lá khi nắng lên.