Loại cây cảnh mang hương thơm nồng nàn, vừa làm thuốc chữa nhiều bệnh vừa mang giá trị kinh tế cao

Cẩm Tú - Ngày 15/04/2024 12:01 PM (GMT+7)

Không chỉ trồng để làm cảnh và thu hút vượng khí vào nhà, hoa của loại cây này còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, pha trà.

Từ xưa đến nay, cây ngâu vẫn luôn là một trong những loại cây cảnh được nhiều người yêu thích vì lá xanh tươi quanh năm và hoa mang hương thơm ngát. Nhưng, mặc dù là cây cảnh “quen mặt” nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cây ngâu.

Đây là loại cây thân gỗ, mọc thành từng bụi có chiều cao từ 1-3m, các tán lá tròn, lá có dạng kép hình lông chim, các lá chét mọc xen kẽ nhau. Hoa ngâu có màu vàng, kích thước nhỏ chỉ khoảng 2mm, nhiều bông hoa kết thành các chùm dài từ 5-10cm và có mùi hương nồng nàn. Hoa ngâu nở nhiều lần trong năm, thường là vào tháng 4 đến tháng 9 và nở rộ nhất sau những cơn mưa rào.

Loại cây cảnh mang hương thơm nồng nàn, vừa làm thuốc chữa nhiều bệnh vừa mang giá trị kinh tế cao - 1

Nhờ vào hình dáng sang trọng, mùi thơm thanh thoát, cây ngâu thường được trồng làm cảnh. Loại cây này còn mang ý nghĩa cát lành, nó giúp ngăn chặn và xua đuổi những luồng khí xấu, tà ma vào nhà, đồng thời mang đến vượng khí và may mắn tới cho gia đình.

Bên cạnh đó, với sức sống dẻo dai và cành lá um tùm, sum suê, cây ngâu là loại cây cảnh sẽ mang đến cho gia đình bạn nhiều tài lộc, giúp cuộc sống gia đình luôn hòa thuận, gắn bó với nhau và bình an. Chính vì vậy, nhiều người thường trồng cây ngâu trong sân vườn nhà để làm đẹp không gian sống và mang tới những điều tốt lành cho gia đình.

Loại cây cảnh mang hương thơm nồng nàn, vừa làm thuốc chữa nhiều bệnh vừa mang giá trị kinh tế cao - 2

Không chỉ trồng để làm cảnh và thu hút vượng khí vào nhà, cây ngâu còn mang lại nhiều lợi ích khác. Cụ thể, hoa ngâu khi chín còn được phơi sấy để dùng ướp trà, thơm không kém cạnh hoa nhài, hoa sen. Ngoài ra, nhiều người còn dùng hoa ngâu khô để ướp vào quần áo tạo hương thơm. Giá bán hoa ngâu khô không hề rẻ, nên mới nói đây là loại cây cảnh mang lại giá trị kinh tế cao.

Trong Đông y, hoa ngâu có vị cay ngọt, có tác dụng giải rượu, giải uất kết, làm sạch phổi, giúp đầu óc thư giãn, tỉnh táo, sáng mắt, ngưng phiền khát, điều trị ho hen và váng đầu, khó chịu ở ngực, nhọt độc, vàng da, hen suyễn, bế kinh, cao huyết áp, bị thương tích do vấp ngã… Cành và lá ngâu còn chủ về trị nhiễm trùng, sưng độc, thấp khớp, riêng lá còn dùng nấu để trị bệnh ghẻ,...

Loại cây cảnh mang hương thơm nồng nàn, vừa làm thuốc chữa nhiều bệnh vừa mang giá trị kinh tế cao - 3

Cách trồng và chăm sóc cây ngâu

Cây ngâu ít khi đậu quả nên khó gieo hạt, cách trồng cây ngâu phổ biến nhất là phương pháp giâm cành. Cụ thể, bạn hãy chọn cành cây ngâu chắc khỏe, cắt thành từng đoạn dài khoảng 15 - 20cm, tỉa bớt lá ở dưới cành rồi đem ngâm trong dung dịch kích rễ khoảng 2 tiếng.

Sau đó lấy cành giâm ra cắm vào bầu đất, tưới đẫm nước rồi đặt ở nơi thoáng mát. Khi cây đã cao khoảng 30 - 50cm, hãy xé bầu đất ra và trồng ở vị trí mà bạn muốn.

Loại cây cảnh mang hương thơm nồng nàn, vừa làm thuốc chữa nhiều bệnh vừa mang giá trị kinh tế cao - 4

Mặc dù là loại cây dễ chăm sóc, nhưng để cây ngâu xanh tốt quanh năm, ra hoa nhiều, mang lại giá trị kinh tế cao thì bạn cần chú ý tới những yếu tố sau đây:

- Đất trồng: Cây ngâu ưa đất chua, tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Bạn có thể trộn phân hữu cơ: đất mốc lá: cát sông theo tỷ lệ 1:2:1, hoặc trộn đất mốc lá: phân chuồng: cát sông theo tỷ lệ 4:3:3 để trồng cây. Nếu trồng trong chậu, nên xới đất thường xuyên để giữ cho đất tơi xốp.

- Ánh sáng: Cây ngâu thích môi trường nhiều nắng và không chịu được bóng râm. Ánh sáng không đủ dễ khiến cành và lá dài ra, ít hoa và không có hương thơm. Vì vậy, cần cung cấp đủ ánh sáng khi trồng cây ngâu.

- Tưới nước: Khi mới trồng, chỉ cần giữ đất ẩm với mục đích kích thích ra rễ. Sau từ 3 - 6 tháng, khi cây đã phát triển thì duy trì tưới từ 1 - 2 lần/tuần cho cây, tùy vào điều kiện thời tiết. Hoặc, khi nào thấy đất khô thì hẵng tưới nước vì cây ngâu không ưa nhiều nước. Tưới nước quá nhiều có thể khiến cây bị thối rễ, rụng lá, chết cây.

Loại cây cảnh mang hương thơm nồng nàn, vừa làm thuốc chữa nhiều bệnh vừa mang giá trị kinh tế cao - 5

- Bón phân: Sau khi nhiệt độ ấm lên vào mùa xuân, nên xới đất chậu cây và bón phân nitơ loãng 10% -20%, có thể sử dụng phân hữu cơ pha loãng, 10 ngày tưới 1 lần cho cây. Vào thời điểm hoa nở mạnh mẽ, nên bón phân hỗn hợp chủ yếu gồm phân lân và kali 15 ngày một lần, hoặc phun kali hydro 15 ngày một lần để thúc đẩy cây ra hoa nhiều hơn.

- Tỉa cành: Cây ngâu phát triển rất nhanh, để giữ cho dáng cây cảnh bonsai được tròn đẹp đồng thời kích thích cành nhanh ra hơn thì bạn cần cắt tỉa thường xuyên. Hãy cắt bỏ những cành quá dày đặc và những cành gầy yếu ở bên trong để tạo độ thông thoáng của cây và tránh tiêu hao chất dinh dưỡng. Khi cành mọc được 15-20 lá, nên tỉa bớt để khuyến khích ra nhiều cành phụ hơn.

- Phòng ngừa sâu bệnh: Dù thuộc nhóm khá dễ chăm sóc nhưng cây ngâu vẫn có thể bị các loại sâu bệnh tấn công như rệp, bọ rầy, sâu đục thân,… Vì vậy, quá trình chăm sóc, bạn cần chú ý để phun thuốc phòng ngừa. Tuy nhiên, khi cây ra hoa mà phát hiện sâu bệnh thì nên hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bởi sẽ hưởng đến hoa và mùi hương của cây, cũng như tác dụng dược lý của hoa.

Loài hoa này nở cả trăm bông một lúc, hương thơm ngát như nước hoa Pháp, trồng lại cực dễ
Nhiều người nhận xét, mùi hương của hoa này có vị ngọt của hoa nhài và mùi gỗ đàn hương, là mùi thơm tự nhiên, thơm mát, không cần xịt nước hoa.

Nhà - Vườn

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà - Vườn