Loại rau xưa nghèo đói ăn phát chán, nay thành đặc sản 85.000 đồng/kg, trồng 2 tháng cho thu hoạch

Cẩm Tú - Ngày 21/09/2023 18:01 PM (GMT+7)

Sở dĩ nói đây là “món ăn của nhà nghèo” vì ngày xưa khi không có gì ăn, người dân nghèo thường đi hái nó về ăn trừ bữa.

“Món ăn của người nghèo mà người giàu mê tít”, đó là lời rao bán của nhiều người bán ngó khoai (hay còn gọi là bồng khoai) trên mạng xã hội. Ngó khoai là phần mọc từ gốc của cây khoai môn hay khoai nước, có thân dài, thon, kích cỡ lớn bằng ngón tay người, thường sẽ có nhiều vào mùa mưa.

Ngó khoai là phần mọc từ gốc của cây khoai môn hay khoai nước.

Ngó khoai là phần mọc từ gốc của cây khoai môn hay khoai nước.

Sở dĩ nói đây là “món ăn của nhà nghèo” vì ngày xưa khi không có gì ăn, người dân nghèo thường đi hái ngó khoai về ăn trừ bữa chứ không ai mua bán thứ này ở chợ. Bởi ngó khoai ngày xưa rất ngứa, khi sơ chế người ta phải mang găng tay hoặc kiêng "đụng đũa" để không gây ngứa.

Ngó khoai sau khi được sơ chế, đúng trong túi zip sẽ được bán với giá từ 55.000 – 85.000 đồng/kg, tùy thời điểm.

Ngó khoai sau khi được sơ chế, đúng trong túi zip sẽ được bán với giá từ 55.000 – 85.000 đồng/kg, tùy thời điểm.

Còn ngày nay, ngó khoai lại trở thành đặc sản được bán với giá khá đắt đỏ. Ngó khoai sau khi sơ chế sẽ được đóng vào túi hút chân không, bán với giá dao động từ 55.000 – 85.000 đồng/kg, tùy thời điểm.

Còn loại ngó khoai thô có giá 35.000 – 45.000 đồng/kg. Với ngó khoai thô, sau khi mua về phải cạo/tước vỏ, ngắt từng đoạn, ngâm vào nước muối loãng cho khỏi thâm rồi cho vào nấu.

Ngó khoai thô, chưa được sơ chế.

Ngó khoai thô, chưa được sơ chế. 

Ngó khoai đã được sơ chế sạch sẽ.

Ngó khoai đã được sơ chế sạch sẽ. 

Đáng nói, hiện nay có một số giống khoai môn mới như khoai ngọc môn Thái Lan, khoai sọ tím. Những giống này không hề bị ngứa, thuận tiện cho mọi người khi chế biến hơn.

Ngó khoai có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nấu canh cá, nấu với tôm, cua hay thịt ba chỉ, bóp nộm, xào,…

Theo các kết quả nghiên cứu, ngó khoai chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, các loại vitamin, kali, mangan,… Loại rau này có tính mát, có tác dụng điều hòa cơ thể, nhuận tràng, thanh lọc cơ thể,…

Loại rau xưa nghèo đói ăn phát chán, nay thành đặc sản 85.000 đồng/kg, trồng 2 tháng cho thu hoạch - 5

Cách trồng và chăm sóc khoai môn lấy ngó

Nhiều người nghĩ muốn trồng cây môn để lấy ngó khoai thì phải trồng ở ruộng, nơi sâu trũng, chủ động về nước tưới mới được. Nhưng thực tế, bạn hoàn toàn có thể trồng loại rau này tại nhà, trong vườn nhà hoặc thùng xốp.

Về giống, bạn có thể tìm mua tại các chợ nông sản hoặc trên mạng xã hội. Tuy nhiên nếu trồng trên cạn, có 2 điều kiện cần chú ý nhất đó là:

- Đất trồng: Nên chọn đất giàu mùn, thịt nhẹ, tơi xốp, thoáng khí. Bởi nếu trồng ở những khu vực đất quá cứng thì cây khó phát triển.

- Tưới nước: Vì là loài cây ưa ẩm nên bạn cần tưới nước thường xuyên, tưới kỹ, càng ẩm ướt cây càng ra nhiều ngó.

Ngoài ra, bạn nên bón phân hữu cơ mỗi tháng một lần để cây phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, khi trồng cây khoai môn sẽ rất dễ gặp các loại sâu bệnh như bệnh khảm lá, sương mai, sâu khoang, rệp bông, nhện đỏ,... Nếu như cây bị bệnh, cần phải loại bỏ phần bệnh, thu gọn lá sau đó đem đi hủy, dùng vôi sát trùng vào chỗ bệnh.

Sau khi trồng khoai môn lấy ngó được 2 tháng là bạn có thể thu hoạch ngó.

Loại rau mọc um tùm như cỏ dại nhưng bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc, trồng 1 chậu ăn được cả đời
Loại rau này phát triển tốt quanh năm, trồng một lần là có thể thu hoạch được nhiều năm, vừa ăn vừa làm thuốc được.

Nhà - Vườn

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà - Vườn