Những mắt xích giúp Cô Gái Hà Lan đồng nhất chất lượng sữa tươi trên toàn cầu

Ngày 02/10/2020 20:00 PM (GMT+7)

Khảo sát năm 2020 của công ty nghiên cứu Kantar, “an toàn thực phẩm” và “sức khỏe” là 2 trong top 3 mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam. Như vậy, khi chất lượng cuộc sống cải thiện thì người ta sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho thực phẩm chất lượng cao để bảo vệ sức khỏe.

Vì sao người Việt ưa chuộng sản phẩm ngoại?

Theo khảo sát ba năm gần đây của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), tỉ lệ người tiêu dùng (NTD) lựa chọn sản phẩm ngoại nhập vẫn ở mức cao. Trung bình cứ 10 người mua bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp và đồ uống không cồn thì có 4 người lựa chọn sản phẩm nhập khẩu. Theo phân tích, xu hướng chuộng hàng ngoại xuất phát từ tâm lý tin rằng chất lượng sản phẩm ngoại tốt hơn nội. Các vấn đề liên quan đến sản phẩm không đạt chất lượng ở mảng thực phẩm, đồ uống càng khiến người tiêu dùng quan tâm hơn đến xuất xứ, chất lượng, tính an toàn của sản phẩm.

Những mắt xích giúp Cô Gái Hà Lan đồng nhất chất lượng sữa tươi trên toàn cầu - 1

Những mắt xích giúp Cô Gái Hà Lan đồng nhất chất lượng sữa tươi trên toàn cầu - 2

Yếu tố chất lượng và tính an toàn là 2 vấn đề được NTD quan tâm khi chọn mua các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày

Ngoài ra, người Việt cũng bắt đầu ý thức về thực hành dinh dưỡng lành mạnh, trong đó, 80% người tham gia khảo sát đã chủ động giảm đường, giảm mỡ trong khẩu phần ăn và 66% người hướng tới các sản phẩm tự nhiên. Đối với mặt hàng sữa, thực tế cho thấy, tâm lý chung của người Việt Nam là chuộng sữa ngoại hơn sữa nội, hoặc ưu tiên chọn sản phẩm được quảng cáo là chất lượng châu Âu – tiêu chuẩn quốc tế.

Chị Thiên Trúc (32 tuổi) có một con trai học lớp ba, cho biết: “Mình chọn sữa ngoại để yên tâm về chất lượng. Trẻ con cũng chỉ có một giai đoạn phát triển nhất định, nếu không chú ý kỹ thì sau này hối hận cũng là thừa.” Cũng như chị Trúc, cho con mang thêm 1-2 hộp sữa tươi khi đi học là cách mà nhiều bà mẹ bổ sung dinh dưỡng cho con vì tiện lợi. Nhưng khi thị trường ngày càng nhiều thương hiệu thì “chất lượng châu Âu – tiêu chuẩn quốc tế” lại càng được nhiều NTD cân nhắc khi lựa chọn sữa cho con.

Sữa Cô gái Hà Lan chinh phục người tiêu dùng bằng yếu tố “chất lượng đồng nhất”?

Đứng trước những yêu cầu khắt khe của NTD đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, mà Cô Gái Hà Lan là một ví dụ về việc thuyết phục được NDT bằng tôn chỉ “trăm quốc gia một chất lượng” với quy trình kiểm soát chất lượng “từ đồng cỏ đến ly sữa” chuẩn Hà Lan vô cùng khắt khe, áp dụng đồng thời ở tất cả các nhà máy trên toàn thế giới.

Những mắt xích giúp Cô Gái Hà Lan đồng nhất chất lượng sữa tươi trên toàn cầu - 3

Dù ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Sữa Cô gái Hà Lan luôn bảo toàn chất lượng đồng nhất

Điểm nổi bật và cũng là cam kết của tập đoàn FrieslandCampina từ hơn 145 năm qua là chất lượng sản phẩm luôn đồng nhất dù sản xuất ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Để đạt được điều này, hãng đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng Foqus. Đó là những quy chuẩn chặt chẽ, chuyên biệt cho ngành sữa để tạo nên sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm sữa ở hơn 100 quốc gia hãng đang có mặt.

Sự đồng nhất quy chuẩn về dinh dưỡng cho bò sữa là mắt xích đầu tiên theo hệ thống Foqus. Dù ở Hà Lan hay tại Việt Nam, bữa ăn của bò cần đáp ứng được yêu cầu quy chuẩn đặt ra. Khẩu phần phải cân bằng và giàu dưỡng chất. Cỏ là giống chất lượng cao, không biến đổi gen, không dư lượng thuốc trừ sâu. Thu hoạch khi nắng lên, lá cỏ đã khô sương để tăng dưỡng chất và dễ tiêu hóa.

Những mắt xích giúp Cô Gái Hà Lan đồng nhất chất lượng sữa tươi trên toàn cầu - 4

Mắt xích thứ hai chính là việc các hộ nông dân hợp tác với Cô gái Hà Lan được đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, áp dụng công nghệ trong theo dõi sức khỏe đàn bò thông ứng dụng di động My dairy farm nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu khác thường về sức khỏe của đàn bò và có cách chăm sóc phù hợp.

Đến mắt xích thu hoạch và vận chuyển tới Điểm Làm Lạnh Sữa Tươi, với kim chỉ nam Foqus, tất cả người nông dân áp dụng nghiêm ngặt quy trình vắt sữa như thời gian giữa 2 lần vắt sữa là 12 tiếng, các bước thực hành chuẩn trong và sau khi vắt sữa cho đến vệ sinh dụng cụ vắt sữa, đựng sữa. Sữa tươi sau khi thu hoạch ngay lập tức đưa đến điểm làm lạnh sữa tươi trong vòng 20 phút để được kiểm tra chất lượng và được làm lạnh nhanh xuống dưới 4 độ C để đảm bảo các dưỡng chất trong sữa được giữ trọn vẹn nhất.

Những mắt xích giúp Cô Gái Hà Lan đồng nhất chất lượng sữa tươi trên toàn cầu - 5

Ở “mắt xích” nhà máy, phòng kiểm soát chất lượng (QC) một lần nữa thực hiện hàng chục bài kiểm tra để đảm bảo tất cả sữa khi đưa vào sản xuất phải đạt chuẩn. Đó là các bài kiểm tra tủa cồn, độ pH, vật chất khô, đếm tổng tạp trùng bằng máy Bactoscan…

Những mắt xích giúp Cô Gái Hà Lan đồng nhất chất lượng sữa tươi trên toàn cầu - 6

Nhờ vào hệ thống quản lý chất lượng Foqus “từ đồng cỏ đến ly sữa” được hãng áp dụng đồng thời ở tất cả các nhà máy và Foqus được cải tiến liên tục để đảm bảo vững chắc các mắt xích trên cho nên dù sản xuất ở đâu, mỗi sản phẩm sữa tươi Cô Gái Hà Lan của tập đoàn FrieslandCampina đều đảm bảo đồng nhất chất lượng quốc tế, góp phần mang đến các giá trị dinh dưỡng cân bằng nhằm nâng cao thể trạng và chất lượng sống của hàng triệu NTD trên thế giới.

Những mắt xích giúp Cô Gái Hà Lan đồng nhất chất lượng sữa tươi trên toàn cầu - 7

Suốt 145 năm cống hiến cho ngành sữa từ quê nhà đến hơn 100 quốc gia khác, FrieslandCampina (chủ sở hữu thương hiệu Cô Gái Hà Lan) vẫn trung thành một triết lý “Bắt đầu bằng chất lượng, tồn tại bằng chất lượng và phát triển bằng chất lượng”. Từ ngọn nguồn gốc rễ mang tên "chất lượng" ấy, hãng đã và đang cần mẫn cho ra đời hàng triệu sản phẩm an toàn và thuần khiết, dinh dưỡng cân bằng để đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Thông qua chương trình Phát triển ngành sữa (DDP), Cô gái Hà Lan đã hướng dẫn hơn 2.500 nông dân Việt áp dụng nghiêm ngặt hệ thống tiêu chuẩn Foqus để tạo ra dòng sữa nguyên liệu chất lượng tốt nhất từ việc chăn nuôi bò tại địa phương và đồng nhất quy chuẩn toàn cầu. 

Nguồn: [Tên nguồn].