Nguyên nhân chậm hoặc không thụ thai với mỗi phụ nữ có thể rất khác nhau. Tuy nhiên, việc quản lý sức khỏe nội tiết tố tốt là điều rất quan trọng trong việc tăng cơ hội thụ thai và mang thai.
Đối với nhiều cặp đôi, việc thực hiện kế hoạch mang thai khá dễ dàng nhưng với một số người có thể gặp khó khăn. Mặc dù có một số cách giúp chị em tăng cơ hội thụ thai nhưng không thay thế được bác sĩ trong chẩn đoán các nguyên nhân khác nhau gây vô sinh và cách khắc phục, vì vậy nếu đã cố gắng trong hành trình thụ thai nhưng không đạt được kết quả, hãy thu xếp gặp bác sĩ chuyên khoa.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hiếm muộn có thể xuất phát từ người chồng hoặc người vợ hoặc cả hai. Trong một số trường hợp, hiếm muộn xảy ra không rõ nguyên nhân. Do đó, việc đi khám hiếm muộn là cần thiết và cần tiến hành sớm nếu vợ chồng bạn dưới 35 tuổi và quan hệ vợ chồng thường xuyên (2-3 lần/tuần), không áp dụng các biện pháp ngừa thai nào nhưng sau 1 năm vẫn chưa có con; Nếu người vợ trên 35 tuổi, thời gian chờ rút ngắn lại là 6 tháng thay vì 1 năm.
Nên đi khám hiếm muộn nếu cặp đôi không áp dụng biện pháp tránh thai sau một năm mà vẫn chưa có tin vui.
Tham khảo 4 cách giúp chị em chủ động trong kế hoạch thụ thai:
1. Phụ nữ muốn thụ thai cần quan sát chu kỳ kinh nguyệt
Đối với những phụ nữ muốn thụ thai, việc quan sát chu kỳ kinh nguyệt là một trong những chìa khóa quan trọng trong hành trình này. Việc hiểu cơ thể mình là điều cần thiết cho hành trình sinh sản thành công; bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi hiểu cơ thể mình.
Chu kỳ kinh nguyệt là chỉ số bắt buộc về sức khỏe nội tiết tố. Bắt đầu bằng cách quan sát những ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và ghi lại thời gian rụng trứng để có kết quả khả quan vì chúng làm tăng khả năng thụ thai. Ghi lại các yếu tố khi có bất kỳ sự bất thường nào về màu sắc/chất lượng máu, số ngày chu kỳ kéo dài hoặc mất cân bằng tỷ lệ estrogen so với mức progesterone có thể giúp bạn biết được mình có thể thụ thai hay không. Nếu phát hiện thấy bất kỳ sự mất cân bằng nào, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Quản lý sức khỏe nội tiết tố rất quan trọng trong việc thụ thai, mang thai. Ảnh minh họa.
2. Tham khảo thực phẩm giúp cân bằng hormone
Một số thực phẩm có lợi trong quá trình này:
Quế có đặc tính giúp cân bằng lượng đường trong máu và cải thiện quá trình rụng trứng, hạt tiêu đen cải thiện hoạt động của cơ thể và nghệ bổ sung lợi ích chống viêm. Các thực phẩm chứa vitamin D cũng rất tuyệt vời để cải thiện quá trình rụng trứng. Thực phẩm giúp cân bằng tỷ lệ estrogen và progesterone như bơ, hạt hướng dương và hạt bí ngô cũng có lợi.
Thực phẩm giàu acid béo omega 3 giúp tăng lưu lượng máu trong tử cung, âm đạo, buồng trứng và điều chỉnh hormone. Thực phẩm như cá hồi và hạt lanh rất giàu acid béo omega-3.
3. Quản lý cân nặng cơ thể hiệu quả
Thừa cân và thiếu cân có thể ảnh hưởng không tốt đến hành trình mang thai hoặc thụ thai. Theo các chuyên gia, tăng cân có thể làm giảm cơ hội mang thai xuống hai lần, trong khi thiếu cân có thể làm giảm cơ hội mang thai xuống bốn lần. Khi thừa cân, lượng estrogen sản xuất ra khá cao, làm mất cân bằng tỷ lệ estrogen và progesterone gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Do đó, cần duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức cân nặng trung bình để tăng cường quá trình mang thai.
4. Duy trì lối sống lành mạnh
Duy trì lối sống lành mạnh không chỉ là thói quen ăn uống lành mạnh mà còn là sự kết hợp giữa những gì bạn ăn với rèn luyện thể dục, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần/cảm xúc cá nhân. Thực tế, tỷ lệ vô sinh ngày càng tăng lên và một trong những lý do phổ biến nhất là sức khỏe tinh thần/cảm xúc kém.
Do đó, điều cần thiết là phải có lối sống khỏe mạnh hoàn toàn nếu chị em muốn mang thai. Các yếu tố như căng thẳng, lo lắng và viêm nhiễm cũng gây trở ngại trên hành trình thụ thai.
Cần quản lý hiệu quả mức độ căng thẳng và sức khỏe tinh thần tổng thể để chuẩn bị cho mọi thách thức của hành trình mang thai. Bắt đầu bằng việc tập thể dục, duy trì sức khỏe âm đạo tốt, đảm bảo chu kỳ ngủ cân bằng, kết hợp các hoạt động thúc đẩy sức khỏe nội tiết tố tốt và giúp tăng khả năng sinh sản.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Lạc nội mạc tử cung có thai được không?