Bác sĩ hiếm muộn “tiết lộ” mức độ đau và quy trình chọc hút trứng chuẩn, mẹ thụ tinh ống nghiệm nên nắm rõ

Thảo Nguyên - Ngày 17/03/2023 14:38 PM (GMT+7)

Chọc hút trứng có đau không và quy trình chọc hút trứng khi thụ tinh nhân tạo phải trải qua những khâu nào… luôn là thắc mắc của nhiều chị em trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.

Bác sĩ Thân Trọng Thạch

 Giảng viên bộ môn Sản, ĐH Y Dược TP.HCM

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Nam bác sĩ hiếm muộn Thân Trọng Thạch, Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – người từng điều trị cho rất nhiều vợ chồng hiếm muộn nhận được trái ngọt cho biết, chọc hút trứng là thủ thuật trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên thủ thuật này khiến nhiều mẹ lo lắng. Họ thường thắc mắc với bác sĩ, chọc hút trứng có đau không, có nguy hiểm không, quy trình thế nào?

Là một bác sĩ hiếm muộn nhiều năm qua, bác sĩ Thạch đã quá quen thuộc với những lo lắng và thắc mắc của các chị em lần đầu chọc hút trứng. Thông thường khi quyết định tiến hành thủ thuật này, chị em sẽ phải trải qua một quy trình cụ thể như sau:

 Là một bác sĩ hiếm muộn nhiều năm qua, bác sĩ Thạch đã quá quen thuộc với những lo lắng và thắc mắc của các chị em lần đầu chọc hút trứng. (Ảnh: BSCC)

 Là một bác sĩ hiếm muộn nhiều năm qua, bác sĩ Thạch đã quá quen thuộc với những lo lắng và thắc mắc của các chị em lần đầu chọc hút trứng. (Ảnh: BSCC)

Chọc hút trứng có đau không và quy trình chọc hút trứng như nào?

Bước 1: Kích thích buồng trứng

Ban đầu chị em sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng, thường kéo dài từ 10 -12 ngày. Trong suốt thời gian tiêm thuốc, mẹ làm thụ tinh ống nghiệm sẽ được hẹn để siêu âm và làm xét nghiệm máu, hỗ trợ việc theo dõi sự phát triển của nang noãn và nội mạc tử cung.

Khi nang noãn đạt kích thước theo yêu cầu, chị em được tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành (còn được gọi là mũi kích rụng trứng). Đặc biệt, mũi thuốc này cần được tiêm đúng giờ.

Bước 2: Chọc hút trứng

Thủ thuật chọc hút trứng được tiến hành qua ngã âm đạo vào khoảng 36 giờ đồng hồ sau mũi tiêm thuốc cuối cùng (có thể dao động trước sau 1-2 tiếng).

Khi chọc hút trứng, bệnh nhân sẽ nằm trên bàn chuẩn bị tư thế sản phụ khoa, vệ sinh âm hộ, âm đạo và bắt đầu chích thuốc mê đường tĩnh mạch để bác sĩ bắt đầu chọc hút trứng. Quá trình này diễn ra khoảng 10-20 phút tuỳ vào số lượng trứng và mức độ dễ hay khó.

Sau khi lấy trứng xong bệnh nhân sẽ được chuyển ra phòng nằm theo dõi trong 1-2 giờ để theo dõi tai biến có hay không và sử dụng giảm đau nếu ca nào đau nhiều.

Bác sĩ Thân Trọng Thạch cho biết, mức độ đau của việc chọc hút trứng tuỳ vào cơ địa mỗi người nên có người đau nhiều và có người đau ít, tuy nhiên tất cả đều đáp ứng với thuốc giảm đau.

Khi chọc hút trứng, tai biến thường rất hiếm xảy ra với các bệnh nhân. Có thể chảy máu nơi chọc, tổn thương bàng quang, động mạch tử cung và tai biến gây mê (chóng mặt, nhức đầu, tụt huyết áp) hoặc quá kích buồng trứng do hội chứng buồng trứng đa nang.

Bước 3: Tạo phôi

Trứng và tinh trùng sẽ được chuyển đến phòng Labo để thụ tinh và tạo phôi. Sau khi tạo phôi N3 sẽ tư vấn cho chị em số lượng, chất lượng phôi để quyết định chuyển phôi tươi hay trữ phôi ngày 3. Nếu quyết định nuôi tiếp lên ngày 5 thì sẽ nuôi thêm 02 ngày. Đến ngày 5 lặp lại quy trình ngày 3: Tư vấn số phôi và chất lượng phôi ngày 5, muốn chuyển phôi tươi ngày 5 thì chuyển hoặc không chuyển phôi tươi thì đông phôi toàn bộ và chuyển vào chu kỳ kinh khác sau đó.

Lưu ý việc chuyển phôi tươi hay đông phôi cần thảo luận giữa các cặp vợ chồng và bác sĩ. Thực hiện và nuôi phôi từ lúc bắt đầu làm IVF cho đến ngày thông báo phôi ngày 3 để bác sĩ chuẩn bị cho việc chuyển phôi tươi này. Nếu ngay từ đầu quyết định đông phôi toàn bộ thì quy trình sử dụng thuốc sẽ khác nhau một chút. 

Chuyển phôi là một thủ thuật vô cùng quan trọng nằm trong quy trình IVF. Đây là kỹ thuật đưa phôi thai sau khi nuôi cấy vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi và sinh con như bao người mẹ. (Ảnh: BSCC)

Chuyển phôi là một thủ thuật vô cùng quan trọng nằm trong quy trình IVF. Đây là kỹ thuật đưa phôi thai sau khi nuôi cấy vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi và sinh con như bao người mẹ. (Ảnh: BSCC)

Sau chọc hút trứng bao lâu thì có thể chuyển phôi?

Chia sẻ về thời gian bao lâu sau chọc hút trứng thì có thể chuyển phôi, bác sĩ Thân Trọng Thạch khẳng định: “Chuyển phôi có 2 cách là chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ. Nếu chuyển phôi tươi thì thời điểm chuyển phôi là 03 ngày sau chọc hút nếu là phôi ngày 03 và 05 ngày sau chọc hút nếu là phôi ngày 05. Đối với chuyển phôi trữ thì sau khi chọc hút 03 ngày sẽ thông báo số lượng cũng như chất lượng phôi ngày 03 để bệnh nhân quyết định có nuôi lên phôi ngày 05 hay không”.

Nam bác sĩ hiếm muộn giải thích rõ hơn rằng, thường khi nuôi lên ngày 05 số lượng phôi sẽ giảm đi khoảng 1/3 số phôi ngày 03. Sau đó đông phôi toàn bộ và bệnh nhân muốn chuyển phôi ở bất kì chu kỳ kinh nào mà họ mong muốn. Việc chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi sẽ bắt đầu từ ngày 02 kinh nguyệt và kéo dài khoảng 14-21 ngày để chuyển phôi vào buồng tử cung.

Bác sĩ Thịnh trong lùm xùm với bà Nhân: Làm vợ người ta có bầu còn được cảm ơn, gắn bó với nghề từ nỗi đau mất mẹ
Là "đạo diễn" từ đầu đến cuối ca sinh 5 duy nhất ở Việt Nam, Thạc sĩ, bác sĩ Cao Hữu Thịnh - nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM được xem là bác sĩ mát tay cho hàng nghìn người vợ hiếm muộn.

Chân dung bác sĩ sản khoa

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia