Vợ trẻ Sài thành chia sẻ kinh nghiệm tiêm phòng trước khi mang thai

Thảo Nguyên - Ngày 23/09/2023 09:00 AM (GMT+7)

Sinh con đầu lòng nhưng người vợ trẻ Sài thành đã rất chủ động lên kế hoạch tiêm phòng nhiều mũi vắc xin trước khi mang bầu với mong muốn có 1 thai kỳ khỏe mạnh, ít rủi ro nhất.

Chị Trần Thị Huyền Trân - một nữ luật sư sống tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa nhưng trước khi chuẩn bị mang thai, chị chủ động tìm hiểu và đến bác sĩ tư vấn để được tiêm nhiều mũi vắc xin phòng những rủi ro thai kỳ.

Tại sao phải tiêm vắc xin trước khi mang thai?

Chị Trân cho biết, không tiêm vắc xin cũng chưa chắc sẽ bị bệnh. Tuy nhiên tiêm vắc xin sẽ giúp các mẹ bầu hạn chế thấp nhất rủi ro có thể nhiễm bệnh trong thai kì. Vì một số bệnh này có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc gây nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, nếu có điều kiện các chị em nên tiêm vắc xin trước khi mang thai.

Chủ động đi tiêm chủng trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. (Ảnh: NVCC)

Chủ động đi tiêm chủng trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. (Ảnh: NVCC)

Nên tiêm vắc xin trước khi mang thai bao lâu?

Theo chị Trân, một số loại vắc xin phải tiêm nhắc lại 3 mũi (mỗi mũi cách nhau 1 tháng) trước khi mang thai. Do đó, chị em cần bắt đầu đi tiêm trước dự định mang thai ít nhất 6 tháng hoặc trước khoảng 9 tháng cho thoải mái. Ví dụ dự định tháng 6 năm sau thả bầu thì tầm tháng 10 năm nay chị em đi tiêm là vừa.

Sắp mang thai, cần tiêm những loại vắc xin gì?

Cơ bản nhất thì bác sĩ sẽ yêu cầu chị em tiêm mũi 3 trong 1: Sởi - Quai bị - Rubella. Ngoài ra còn có các loại vắc xin phòng bệnh khác như: Uốn ván, Thuỷ đậu, Cúm, Viêm gan B, Viêm gan A,…

Đối với vắc xin Viêm gan thì trước khi tiêm, bạn cần xét nghiệm xem bản thân có kháng thể này chưa. Nếu đã có (và có đủ mạnh) thì không cần tiêm nữa, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.

Nếu có điều kiện kinh tế và thời gian, có thể tiêm hết gói theo tư vấn. Còn nếu không chị em tiêm 3 loại: Sởi - quai bị - Rubella, Cúm, Thuỷ đậu.

“Mình có tiêm vắc xin ngừa cúm. Thật ra không chỉ phụ nữ mang thai mà người lớn bình thường cũng nên tiêm cúm hàng năm. Cúm có rất nhiều chủng vi rút, nên ai cũng sẽ bị cúm nhiều lần trong đời. Nếu chủ động tiêm cúm thì sẽ đỡ bị lây cúm từ môi trường xung quanh hơn.

Cúm không gây dị tật thai nhi nhưng khi mang thai, sức đề kháng yếu sẽ dễ nhiễm cúm hơn, mà lúc đó bạn lại phải hạn chế uống thuốc. Cúm sẽ nguy hiểm cho thai kỳ nếu biến chứng. Nên tiêm cúm để tăng thêm sức đề kháng cho mẹ bầu.

Mình cũng tiêm vắc xin cúm cho chồng hàng năm luôn để ảnh đỡ bị nhiễm cúm về trở thành nguồn lây cho em bé - đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh”, chị Trân nói.

Chi phí tiêm vắc xin

Gói tiêm của chị Trân có tổng cộng 8 mũi:

- 2 mũi Sởi - Quai bị - Rubella của Mỹ

- 2 mũi Uốn ván của Việt Nam

- 2 mũi Thuỷ đậu của Mỹ

- 1 mũi Cúm của Hà Lan

- 1 mũi Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván của Canada (giữa thai kì mới tiêm)

Tổng chi phí dành cho việc tiêm phòng của chị Trân là hơn 4 triệu đồng. 

Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai

- Để tiết kiệm thời gian, có khi bạn sẽ được tư vấn tiêm nhiều mũi vắc xin trong 1 lần tiêm. Vì thế chị em nên chuẩn bị tinh thần bị tiêm 3 hoặc 4 mũi cùng lúc ở 2 tay và đùi.

- Trước khi đi tiêm nên ăn no, tiêm xong chờ phản ứng của cơ thể khoảng 30 phút rồi có thể về nhà.

Chủ động đi tiêm chủng trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. (Ảnh: NVCC)

- Nhiều chị em tiêm xong thì bị sốt, mệt mỏi,… Nếu không quá nặng cũng không cần uống thuốc vì 1-2 ngày sau là phản ứng sẽ tự động hết.

- Tiêm xong chị em lưu ý tránh thai theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp lỡ có thai ngoài ý muốn cũng đừng quá hoảng sợ. Việc tránh thai sau tiêm ngừa để ngăn ngừa 100% rủi ro thôi chứ không phải tất cả trường hợp mang thai ngay sau khi tiêm vắc xin đều có rủi ro, không tiêm vắc xin cũng chưa chắc sẽ bị bệnh. Nên nếu chưa kịp tiêm vắc xin đã mang thai cũng không cần lo lắng. Chỉ cần cẩn thận một chút để không bị lây các bệnh do virus là được.

Những loại vaccine nào cần tiêm trước khi mang thai?
Tiêm vaccine phòng bệnh trước khi mang thai giúp mẹ và thai nhi có thể phòng tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhưng với những thai phụ mới lần đầu làm mẹ, nhiều người chưa có kinh nghiệm nên không biết cần tiêm những vaccine gì trước mang thai? Thời điểm tiêm và những hệ lụy nếu không tiêm vaccine đầy đủ.

Các bước chuẩn bị mang thai

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tập luyện cường độ cao, giảm cân quá nhiều, bỏ qua tiêm vaccine, tăng lượng vitamin đều có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản.

Tin bài cùng chủ đề Chuẩn bị mang bầu