Chồng tôi có một đam mê rất oái oăm. Đó là mỗi vợ chồng gần gũi, anh không thích dùng bao cao su, để giờ đây tôi đứng trước lựa chọn sinh tử.
Chồng tôi là người trắng trẻo, thư sinh, kiếm tiền tạm được. Anh là mơ ước của rất nhiều cô gái. Tôi là một trong số đó. Trước đây, tôi từng rất kiêu hãnh khi “chiến thắng” trong cuộc đua dành lấy trái tim anh.
Kẻ từ khi thành vợ thành chồng, anh vẫn vậy, vẫn nhẹ nhàng, yêu thương và chăm sóc tôi hết mực. Thế nhưng, anh có một đam mê rất oái oăm. Ban đầu tôi cho rằng vấn đề đó “thường thôi” nhưng càng ngày tôi càng cảm thấy sợ hãi.
Mỗi khi vợ chồng gần nhau, chồng tôi không thích “bảo hộ lao động”. (Ảnh minh họa)
Chẳng là mỗi khi vợ chồng gần gũi, anh không thích dùng bao cao su. Anh nói rằng nếu dùng bao cao su, anh thất không thích. Chính vì vậy, từ khi yêu nhau, chúng ta đã quan hệ tình dục mà không cần bao cao su. Cứ mỗi lần như vậy, tôi phải lóc cóc uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Tôi uống nhiều đến mức có lần suýt ngộ độc nên tôi cố gắng giảm thiểu số lần sử dụng thuốc.
Thế nhưng, các bạn biết đấy, ở tuổi đôi mươi, cái tuổi sung sức nhất, chúng tôi không thể giảm "chuyện ấy". Tôi đề nghị dùng bao cao su nhưng anh không chịu. Tôi có thai ngoài ý muốn vài lần. Và đó cũng là vài lần tôi phải phá thai.
Ngày đó, còn trẻ không biết và không lo lắng gì. Sau này, tôi mới thở phào nhẹ nhõm vì đời tôi còn may chán. Tôi đã chứng kiến vài người bạn vì phá thai quá nhiều lần nên không có khả năng sinh con.
Tới khi lấy nhau rồi, anh vẫn trung thành với đam mê “không bảo hộ lao động”. Tôi cũng muốn đi đặt vòng nhưng cơ địa tôi lại không thích hợp. Thế là sòn sòn tôi đẻ 4 con trong 6 năm. Vâng, 4 con ở cái xã hội hiện đại này, thật kinh khủng phải không?
Nhưng chưa dừng lại ở đó, cách đây 1 tuần, tôi lại phát hiện mình có thai lần 5. Và 1 tuần cũng là quãng thời gian tôi đấu tranh tư tưởng dữ dội lắm lắm. Tôi thương con tôi lắm chứ nhưng sẽ ra sao nếu tôi có tận 5 đứa. Làm gì có chuyện trời sinh voi, trời sinh cỏ ở đây. Chồng tôi dù kiếm tiền khá tốt nhưng nuôi 4 con, chúng tôi cũng đã mệt mỏi lắm lắm rồi. Bây giờ có thêm một đứa, không chỉ chúng tôi khổ, các con cũng sẽ khổ theo.
Nhưng tôi lại nghĩ, tôi cũng đã phá thai nhiều lần rồi, tôi không muốn làm việc này thêm lần nữa. Cứ thế, cứ thế, tôi stress lắm. Chồng tôi có lẽ cũng rối bời như tôi. Khi tôi có bầu em bé thứ 3, anh hùng hồn lắm, anh tuyên bố nuôi con thoải mái. Nhưng đến con thứ 4, sự tự tin của anh giảm xuống hẳn. Và đến đứa thứ 5 này, anh im lặng, ôm đầu nhìn ra xa xăm.
Nói tôi không trách chồng thì không đúng nhưng tôi đã quá mệt mỏi để trách móc rồi. Giờ đây, điều tôi muốn là có thể đưa ra quyết định mà không khiến mình phải ân hận về sau.
Điều tôi muốn là có thể đưa ra quyết định mà không khiến mình phải ân hận về sau. (Ảnh minh họa)
Những hậu quả khó lường của việc nạo phá thai và nạo phá thai nhiều lần
Hậu quả của việc nạo phá thai đối với nữ giới là rất nghiêm trọng. Thậm chí, thủ tục nguy hiểm này còn có thể dẫn đến tử vong nếu bạn không ý thức được những tác hại của việc phá thai.
1. Vô sinh
Một trong những tác hại nghiêm trọng của việc phá thai là tình trạng vô sinh. Theo thống kê, khoảng 20% ca điều trị vô sinh có tiền sử phá thai.
2. Viêm nhiễm vùng chậu
Viêm nhiễm vùng chậu chính là sự lây lan nhiễm trùng các vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, các vi khuẩn yếm khí, tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục (như lậu cầu, Chlamydia trachomatis, Mycoplasma, virus herpes). Các triệu chứng xảy ra cho người mắc bệnh này là đau lưng, đau bụng, tăng mùi hôi của tiết dịch âm đạo. Nếu không điều trị triệt để sẽ rất dễ tái phát và gây vô sinh.
3. Dính buồng tử cung
Dính buồng tử cung không xảy ra tức thì sau khi nạo phá thai mà diễn biến từ từ, có thể không biểu hiện gì ngoài kinh ít hoặc vô kinh. Dính buồng tử cung khiến lớp niêm mạc tử cung không thể dày lên để chuẩn bị cho phôi thai làm tổ nên người bệnh rất khó có thai hoặc thai không phát triển. Có khoảng 15% trường hợp thai tự sảy do không thể bám được vào tử cung. Nếu dính nặng, khả năng có thai thấp hơn và tỉ lệ sảy thai cao hơn nhiều.
Phụ nữ nạo thai lần hai sẽ tăng nguy cơ dính buồng tử cung lên 8% so với nạo lần đầu. Có đến 68% phụ nữ hiếm muộn thứ phát khi nạo phá thai từ 2 lần trở lên.
4. Rối loạn ăn uống
Theo nghiên cứu, những phụ nữ nạo phá thai sẽ có những biến đổi nhất định tại trung tâm kích thích ăn uống ở não. Điều này làm cho người phụ nữ sẽ cảm thấy chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng hoặc thèm ăn vô độ và dẫn đến béo phì. Vì vậy, rối loạn ăn uống là một hậu quả khá đáng sợ của việc nạo phá thai đối với nhiều phụ nữ. Điều trị rối loạn này chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý.
5. Trầm cảm
Đối với nhiều phụ nữ, phá thai là một điều không mong muốn. Việc chấm dứt mạng sống của một cơ thể nhỏ bé nên họ cảm thấy buồn bã, tội lỗi. Khoảng 5-30% phụ nữ sau khi nạo phá thai có biểu hiện trầm cảm như: khí sắc trầm buồn, chán nản, đôi lúc có hoang tưởng tự buộc tội.
Những triệu chứng trầm cảm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu việc nạo phá thai không phải do ý muốn của người mẹ. Điều này làm tăng nguy cơ tự sát ở những người phụ nữ sau khi phá thai.
6. Rối loạn tâm lý
Nạo phá thai khiến nữ giới tổn thương tinh thần, ám ảnh nặng nề về tâm lý vì cảm giác hoang mang, hoảng loạn, day dứt. Một người phụ nữ khi phá thai có thể tránh quan hệ tình dục do cảm giác tội lỗi hay sự đấu tranh tư tưởng của bản thân, điều này có thể ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng sinh sản.