Đi khám thai, gái trẻ "ngượng cháy mặt", không dám kể với chồng về hành động của bác sĩ

Ngọc Linh - Ngày 20/10/2021 16:22 PM (GMT+7)

Bà mẹ trẻ thấy rất lạ lùng vì cách khám thai của mình không giống với những mẹ bầu khác.

Trong thời gian mang bầu, các mẹ thường có thói quen trao đổi, chia sẻ với người có kinh nghiệm để học hỏi thêm kiến thức và so sánh với bản thân mình. Vậy nhưng thực tế hành trình mang thai của mỗi người lại khác nhau. Có những chỉ định thăm khám mẹ bầu này phải thực hiện nhưng mẹ bầu khác thì không nên tốt nhất mẹ hãy tuyệt đối tin tưởng bác sĩ. Bà mẹ dưới đây đã trải qua nhiều áp lực cũng chỉ vì việc đi khám thai. 

Tiểu Bình (23 tuổi, sống tại Hợp Phì, Trung Quốc) kết hôn ngay sau khi vừa tốt nghiệp đại học. Sau đám cưới khoảng vài tháng thì cô phát hiện "tin vui" khiến hai bên gia đình hết sức vui mừng. Tuy vậy, đúng ngày Tiểu Bình thử thai 2 vạch thì chồng cô lại phải đi công tác xa nên không có ai đưa cô đi khám thai lần đầu. Tiểu Bình không có nhiều bạn bè, người bạn gái thân duy nhất thì đang mang bầu sắp sinh nên cũng không thể đồng hành với cô. Song, người bạn này đã động viên Tiểu Bình rằng việc khám thai lần đầu thực sự rất đơn giản, bác sĩ chỉ siêu âm bụng và báo tuổi thai, tim thai. Nghe vậy, Tiểu Bình quyết định đi khám một mình. 

Tiểu Bình hoang mang và xấu hổ khi bác sĩ tiến hành siêu âm đầu dò. (Ảnh minh họa)

Tiểu Bình hoang mang và xấu hổ khi bác sĩ tiến hành siêu âm đầu dò. (Ảnh minh họa)

Ngay lúc bước vào phòng khám, thấy bác sĩ trực là một bác sĩ nam, Tiểu Bình đã có chút ngượng ngùng nhưng sự việc sau đó còn khiến mẹ bầu này xấu hổ hơn nữa. Sau khi siêu âm thành bụng, bác sĩ cho biết chưa thể thấy rõ thai nhi và cũng chưa có tim thai nhưng theo chia sẻ của Tiểu Bình về chu kỳ kinh nguyệt thì tính oán cô đã mang bầu khoảng 6-7 tuần. Thời điểm này mà chưa có tim thai là khá nguy hiểm nên bác sĩ chuyển sang siêu âm đầu dò. 

Ban đầu, Tiểu Bình chưa hiểu siêu âm đầu dò là gì, cho đến khi y tá giục cô thay đồ, cởi quần lót và nằm lên bàn kiểm tra thì mẹ bầu này mới rõ đây là phương pháp siêu âm qua đường âm đạo. Việc một bác sĩ nam thực hiện thao tác khám này khiến Tiểu Bình ngượng chín mặt và còn có chút sợ hãi. 

Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết thai nhi không có vấn đề gì, được khoảng 4 tuần và có thể Tiểu Bình đã nhớ sai ngày kinh nguyệt. Cô được hẹn 2 tuần sau quay lại kiểm tra. 

Tiểu Bình không dám kể cụ thể với chồng về buổi khám thai. (Ảnh minh họa)

Tiểu Bình không dám kể cụ thể với chồng về buổi khám thai. (Ảnh minh họa)

Về nhà, chồng hỏi về việc đi khám nhưng Tiểu Bình chỉ dám trả lời qua loa, không dám chia sẻ kĩ quá trình khám của bác sĩ vì sợ anh ghen. Không chỉ vậy, khi tâm sự với bạn thân và cô này cho biết mình không hề bị siêu âm đầu dò, Tiểu Bình càng hoang mang hơn nữa và không biết có nên quay lại khám ở bệnh viện đó không. 

Mãi đến khi chia sẻ tâm tư của mình lên một hội nhóm kín dành cho bà bầu, mẹ bầu trẻ mới được "khai sáng" và yên tâm rằng siêu âm đầu dò trong trường hợp của cô là cần thiết và các bác sĩ nam làm việc tại bệnh viện phụ sản rất nhiều. Họ sẽ chỉ hoàn thành công việc của mình nên mẹ bầu không có gì phải ngại. 

Siêu âm đầu dò đối với phụ nữ mang thai có an toàn không? 

Siêu âm đầu dò là phương pháp hiện đại và phổ biến, không gây đau đớn. Bác sĩ sẽ đưa một đầu dò gắn sóng siêu âm vào trong âm đạo và tiến hành quan sát cũng như theo dõi được các cơ quan sinh dục bên trong của phụ nữ. 

Khi siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ chỉ di chuyển xung quanh vùng âm đạo chứ không hề đưa sâu vào phía bên trong cổ tử cung hay tử cung nên hoàn toàn không ảnh hưởng tới thai nhi và mẹ bầu. 

Ngược lại, siêu âm đầu dò sẽ:

- Giúp mẹ bầu biết chính xác được vị trí chính xác của thai nhi thông qua sự thăm khám, siêu âm của bác sĩ. 

- Giúp mẹ bầu quan sát được sự phát triển của thai nhi giai đoạn đầu: tim thai, tình trạng phát triển của thai.

Đây cũng là một phương pháp rất hữu hiệu giúp bác sĩ phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm vì nếu không phát hiện kịp thời thì sẽ dẫn đến nguy cơ mất máu do vỡ túi thai và gây ra nhiễm trùng ổ bụng, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của thai phụ. 

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ vẫn có thể cho mẹ bầu siêu âm đầu dò kể cả khi thai nhi đã phát triển to. Ví dụ như khi cần khảo sát cổ tử cung và nghi ngờ có rau tiền đạo...

9X Việt nhỏ bé sinh con cho chàng giám đốc Tây, bác sĩ lắc đầu vì bên trong rách hết
Đến bây giờ Anh Thư vẫn nhớ như in lần đi sinh thứ 2 đến thót tim của mình.

Câu chuyện mang thai

Ngọc Linh (Dịch từ Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu