Mắc COVID-19, sản phụ sinh con trong cơn hôn mê rồi ra đi mãi mãi

Hà Phương - Ngày 25/07/2020 16:23 PM (GMT+7)

Phải mổ đẻ khẩn cấp ở tuần thai thứ 30 khi đang hôn mê do nhiễm COVID-19, bà mẹ 3 con không bao giờ tỉnh lại được nữa để ngắm nhìn những đứa con bé bỏng của mình.

Dịch COVID-19 bùng phát rộng khắp toàn thế giới khiến nhiều người rơi vào cảnh túng quẫn, âm dương cách biệt, thậm chí nhiều người còn không thể được gặp người thân lần cuối trước khi nhắm mắt xuôi tay. Mới đây, một người mẹ ở Mỹ đã trút hơi thở cuối cùng sau khi hạ sinh đứa con thứ 3 trong cơn hôn mê.

Mắc COVID-19, sản phụ sinh con trong cơn hôn mê rồi ra đi mãi mãi - 1

Chị Aurora đã trút hơi thở cuối cùng sau khi sinh đứa con thứ 3.

Chị Aurora Chacon Esparza (35 tuổi) vốn rất khỏe mạnh và đang chờ đón sự chào đời của đứa con thứ 3. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6, chị Aurora bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của virus corona như ho không ngừng, khó thở.

Người nhà nhanh chóng đưa Aurora tới Bệnh viện North Memorial thuộc thành phố Brooklyn Center, bang Minnesota, để điều trị. Tới ngày 19/6, Aurora buộc phải thở máy khi bệnh tình của chị ngày càng tồi tệ.

Mắc COVID-19, sản phụ sinh con trong cơn hôn mê rồi ra đi mãi mãi - 2

Hình ảnh bà mẹ trẻ khi mang thai

Vợ tôi vốn rất khỏe mạnh, không có bệnh lý nền. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng điều này có thể xảy ra với chúng tôi”, anh Juan Duran, chồng của chị Aurora nói.

Sau 4 ngày nhập viện, các bác sĩ lo sợ Aurora không có đủ oxy để cung cấp cho cả mẹ và thai nhi nên quyết định tiến hành mổ đẻ khi chị đang hôn mê và mang thai ở tuần 30. Ca “vượt cạn” thành công, Aurora hạ sinh một bé gái sinh non tới 10 tuần.

Cảm giác lúc đó giống như tôi đang bị ai đó đánh một cú thật mạnh. Tôi đã nghĩ rằng cô ấy sẽ vượt qua chuyện này, cô ấy chỉ nằm ở viện vài ngày rồi về nhà sớm thôi. Nhưng khi nhận được cuộc gọi đó, tôi như bị sét đánh ngang tai vậy”, anh Duran đau đớn.

Mắc COVID-19, sản phụ sinh con trong cơn hôn mê rồi ra đi mãi mãi - 3

Tình hình sức khỏe em bé sau khi ra đời dần dần khá lên. 

Mặc dù tình trạng sức khỏe của bé gái đang dần dần khá lên trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh, thế nhưng, bệnh tình của Aurora ngày càng tồi tệ đi. Các bác sĩ khuyên anh Duran nên để Aurora điều trị bằng phương pháp ECMO (oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể) để duy trì các chức năng của tim và phổi từ bên ngoài cơ thể, nhưng bệnh viện mà Aurora đang điều trị lại không thể điều trị bằng phương pháp này.

Lựa chọn duy nhất là chuyển Aurora tới một bệnh viện khác, nhưng yêu cầu này cuối cùng cũng bị từ chối. "Bác sĩ điều trị chính của Aurora nói với tôi rằng, có thể vì cô ấy đã nằm máy thở quá lâu nên trung tâm ECMO không đồng ý tiếp nhận", Duran nói.

Mắc COVID-19, sản phụ sinh con trong cơn hôn mê rồi ra đi mãi mãi - 4

Giờ đây, anh Duran đang phải chịu tang vợ trong khi đứa con bé nhỏ phải sinh non đang khát sữa mẹ. Có lẽ rằng Aurora đã ra đi một cách thanh thản khi biết con yêu chào đời khỏe mạnh, nhưng việc chị không thể gặp mặt con dù chỉ một lần sau khi “vượt cạn” lại khiến nhiều người đau đớn khôn nguôi.

Bà bầu phòng ngừa Covid-19 như thế nào?

Trong Hướng dẫn dinh dưỡng dự phòng Covid -19 của Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam, phụ nữ mang thai nên ăn đầy đủ thực phẩm giàu đạm từ thịt, cá, trứng, hải sản, sữa, các loại đậu đỗ... Chọn nguyên liệu tươi ngon và nấu chín kỹ.

Bổ sung canxi, photpho từ sữa, chế phẩm sữa, cua đồng, hải sản để hình thành bộ xương chắc khỏe cho thai nhi. Ăn nhiều rau tươi, trái cây cung cấp vitamin C, beta-caroten và chất xơ dồi dào, hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Uống đủ hai lít nước mỗi ngày. 

Đảm bảo cân đối giữa chất béo động vật và thực vật. Ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi. Tiếp tục uống bổ sung viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất theo chỉ định.

Thay thế các thức ăn trong cùng một nhóm chất dinh dưỡng để đa dạng khẩu phần ăn, nhất là khi bị nghén. Mỗi bữa ăn nên có khoảng 10 loại thực phẩm, trong ngày dùng 20-25 loại thực phẩm khác nhau.

Trong ba tháng đầu thai kỳ, bác sĩ đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bà bầu, theo dõi cân nặng, chỉ định uống bổ sung sắt, đa vi chất, đặc biệt là acid folic, theo chỉ định. Chú trọng thực phẩm giàu axit folic như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu nành, cà chua, cam... để tránh dị tật ống thần kinh thai nhi do thiếu axit folic (vitamin B9). Mục tiêu bà bầu tăng 1-2 kg trong ba tháng đầu.

Ba tháng tiếp theo, mẹ hết nghén, chưa mệt mỏi nhiều do thai chèn ép nên có thể tăng khoảng 4-5 kg. Giai đoạn này chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm như tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản... để phát triển chiều cao cho trẻ sau này.

Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, vì vậy chế độ dinh dưỡng cho thai phụ cần đảm bảo đầy đủ, đa dạng. Năng lượng khẩu phần tăng thêm 450 kcal một ngày (tương đương hai bát cơm và thức ăn hợp lý), cân nặng của mẹ tăng khoảng 5-6 kg trong ba tháng này.

Mẹ bầu nên duy trì một số thói quen lành mạnh trong thai kỳ để khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch phòng chống bệnh tật. Cụ thể, thường xuyên tắm nắng mỗi ngày nhằm tổng hợp vitamin D hỗ trợ sự phát triển hệ xương cho thai nhi. Vận động nhẹ nhàng như đi bộ mỗi ngày, tập thở đúng cách để khi sinh nở dễ dàng hơn. Không nên làm việc quá sức hoặc thức quá khuya cũng ảnh hưởng đến cân nặng và trí não của thai nhi. Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng, áp lực hay cáu gắt...

Tránh ăn thực phẩm không an toàn, nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc tiêu hóa như món tái sống, cá biển loại lớn, lươn...

Hạn chế thực phẩm đóng gói sẵn, có chất bảo quản hoặc tẩm ướp màu không đảm bảo; rượu, bia và các chất kích thích khác... Tránh thức ăn có quá nhiều đường và muối.

Hôn mê sau khi nhiễm COVID-19, mẹ hoang mang khi tỉnh dậy bụng bầu xẹp lép
Bà mẹ này đã rất hoang mang, lo lắng khi tỉnh dậy sau cơn hôn mê thì bụng bầu biến mất và cũng chẳng biết con mình có được cứu hay không.
Hà Phương (Dịch từ Fox News)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19