Tiếng “xì hơi” mất kiểm soát khiến mẹ bầu ngượng tím mặt, cảm thấy xấu hổ tới không dám nhìn chồng.
Chị Nguyệt, 25 tuổi (Ninh Bình) đang mang thai tháng thứ 6. Từ khi có bầu cơ thể chị thay đổi khá nhiều. Trộm vía chị không bị nghén, mọi sinh hoạt ăn uống vẫn bình thường. Duy chỉ chuyện chăn gối vợ chồng là có nhiều thay đổi.
Chị kết hôn được 2 năm, vợ chồng khá hòa hợp. Tuy nhiên không hiểu sao, từ khi có thai mỗi lần vợ chồng gần gũi, chị liên tục bị “xì hơi” không kiểm soát, thậm chí phát ra âm thanh lớn khiến chị xấu hổ với chồng.
Dù đã tìm đủ cách nhưng tình trạng xì hơi không kiểm soát vẫn không cải thiện. (Ảnh minh họa)
Dù đã tìm đủ cách nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện. Cũng vì 2 sự cố oái ăm này mà từ lúc có bầu chị Nguyệt ngại gần gũi chồng dù rằng sức khỏe thai kỳ rất ổn định.
Mẹ bầu bị xì hơi, són tiểu có đáng ngại không?
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi cùng vô số tác dụng phụ như ợ hơi, ngứa núm ti hay buồn nôn, xì hơi, són tiểu mất kiểm soát ở những thời điểm tế nhị, không thích hợp… Và những thay đổi ở cơ thể này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống khiến các mẹ bầu lúng túng.
Để phòng tránh và điều trị chứng xì hơi mất kiểm soát khi mang thai, bà bầu nên thực hiện các biện pháp sau:
Tập Kegel
Mỗi ngày, bà bầu nên dành khoảng 30 phút để thực hiện 30 động tác Kegel. Điều này không chỉ giúp việc đi lại dễ dàng hơn mà còn giúp tăng cường các cơ ở vùng âm đạo, tăng khả năng kiểm soát và thư giãn các cơ này. Đồng thời giúp mẹ bầu chuẩn bị sức khỏe tốt trong quá trình vượt cạn, phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau sinh.
Về cách ăn và chế độ ăn:
- Ăn ít một, chia thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn quá nhiều một lúc, ăn ít buổi tối.
- Không nên ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ gây khó tiêu.
- Uống nhiều nước, tránh những loại đồ nước có gas, nhiều đường.
- Ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh.
- Ăn sữa chua.
- Mát xa bụng đúng cách.
- Vận động thích hợp, ngồi đúng cách, đi bộ sau bữa ăn.
- Tâm trạng thoải mái.
Có nhiều cách để cải thiện tình trạng xì hơi ở bà bầu. (Ảnh minh họa)
Khi nào triệu chứng đầy bụng xì hơi trở thành dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng?
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết đầy bụng xì hơi là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng đó kéo dài kèm theo cảm giác khó chịu ở đường ruột, đau bụng hoặc đau quặn bụng kèm theo máu trong phân, bị tiêu chảy nặng,… mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và sớm cải thiện được tình trạng sức khỏe để có được một thai kỳ khỏe mạnh.