“Mẹ chồng em suốt ngày bảo do em bị hôi nách nên sữa mẹ cũng hôi. Vì thế mà con sinh ra không chịu bú nên mới còi. Em đến tiền đình luôn các mẹ ơi”.
Mới đây, trên một hội nhóm của những mẹ bầu, một facebook tên N.T.L ở Thái Nguyên đã chia sẻ câu chuyện ở cữ đầy ấm ức của mình.
Với nhiều người, mang thai và sinh đẻ là cả một quá trình kinh hoàng. Thế nhưng hành trình đó với chị L mới chỉ bắt đầu thôi. Chị thật sự bị stress kể từ khi ở cữ.
Nguyên nhân chỉ vì sau ở cữ, bé nhà L. quấy khóc, chậm tăng cân. Vì thế mẹ chồng cứ liên tục đổ thừa cháu nội bà bị như vậy là do con dâu bị hôi nách từ khi bầu bí kéo dài tận sau sinh không hết.
“Mẹ chồng em suốt ngày bảo, chắc tại mình bị hôi nách nên sữa mẹ của mình cũng hôi? (Ảnh minh họa)
“Mẹ chồng em suốt ngày bảo em bị hôi nách nên sữa mẹ cũng hôi. Vì thế mà con sinh ra không chịu bú nên mới còi. Em đến tiền đình luôn các mẹ ơi”.
Khi chia sẻ câu chuyện này lên mạng xã hội, hầu hết đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Hầu như bà mẹ trẻ nào cũng cho rằng, mẹ chồng quá vô lý khi nói vậy.
Có mẹ cho rằng chắc bà lấy cớ hôi nách nên nói vậy chứ đâu liên quan. Hôi nách thì đa số sinh xong ai cũng bị, phải mua lọ thuốc sức giờ mới đỡ hơn.
Nhiều mẹ trẻ khác công nhận, sau khi bầu bí và sinh xong, vùng nách của nhiều chị em thường tiết nhiều mồ hôi, nhất là khi phải hoạt động nhiều hoặc thời tiết nóng bức. Tình trạng này kéo dài một thời gian sẽ khiến vùng nách có mùi hôi, bết dính rất khó chịu và luôn ở tình trạng “rau mùi”.
Nhiều mẹ sau sinh khẳng định, hôi nách thì đa số sinh xong ai cũng bị. (Ảnh minh họa)
Bà đẻ hôi nách nên sữa mẹ cũng hôi theo và con không chịu bú?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các chị em bị hôi nách khi mang bầu và sau sinh. Có thể do 1 số thủ phạm dưới đây:
Do di truyền: Nếu một trong hai người, bố hoặc mẹ của bạn đã bị hôi nách thì bạn cũng có nguy cơ 50% bị hôi nách, tỷ lệ này có thể đạt 85% nếu bệnh hôi nách xuất hiện ở cả hai bố mẹ.
Thay đổi nội tiết tố: Sau quá trình sinh nở, cơ thể nữ giới sẽ có sự thay đổi nồng độ các loại hormone. Điều này, vô tình kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn so với bình thường.
Do vệ sinh không sạch sẽ: Mùi hôi nách xuất hiện sau sinh, có thể do chị em không vệ sinh sạch sẽ vì phải chăm con nhỏ nên chăm sóc qua loa khiến vùng nách ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ.
Quá kiêng cữ khi ở cữ: Nhiều chị em kiêng cữ khắt khe, quần áo kín mít, kiêng tắm rửa khiến vi khuẩn tích tụ ở vùng nách và gây nên mùi khó chịu.
Do bị căng thẳng, stress: Một số mẹ bỉm sữa bị hôi nách có thể do tâm lý căng thẳng, thường xuyên không được ngủ nghỉ đúng giờ, cơ thể mệt mỏi do phải thức khuya nhiều.
Có nhiều nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hôi chứ không phải do nguyên nhân mẹ bị hôi nách. (Ảnh minh họa)
Những biện pháp chữa hôi nách cho mẹ sau sinh hiệu quả
Để chấm dứt tình trạng “rau mùi”, chị em có thể áp dụng những cách sau nhằm tự tin trở lại như chữa hôi nách với phèn chua, chanh tươi, lá trầu không, gừng, mướp đắng, laser… Nếu không khỏi, chị em có thể tính đến phương pháp chữa hôi nách sau sinh triệt để bằng tiểu phẫu cắt tuyến mồ hôi nách.
Ngoài ra có thể khẳng định, nguyên nhân gây hôi nách và nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là khác nhau. Sữa mẹ hôi là do cơ địa của người mẹ, quá trình vệ sinh đầu ti, thực phẩm mẹ ăn và cách bảo quản sữa chứ không có liên quan gì đến chuyện mẹ bị hôi nách hay không. Vì thế, chị em bị hôi nách nên thực hiện những cách trên để lấy lại hương thơm và vị ngon của sữa giúp bé ăn ngon, phát triển bình thường và đặc biệt giảm nhanh được tình trạng hôi nách.