Nhiều phụ huynh mong muốn kiểm soát con một cách gắt gao, đặc biệt là vấn đề tiền bạc. Tuy nhiên, có bao giờ bạn nghĩ rằng, khi con cái xin tiền, điều đó chứng tỏ con cần sự giúp đỡ của bố mẹ vì những vấn đề trong cuộc sống?
Tiền bạc là điều tế nhị mà người lớn thường nghĩ rằng trẻ con chưa hiểu chuyện. Thế nhưng, cách ứng xử trong vấn đề này sẽ kéo theo rất nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển và nhận thức của trẻ.
Những câu chuyện dưới đây sẽ mang đến cho các bậc cha mẹ nhiều bài học:
Một bé gái 6 tuổi người Trung Quốc đến bên mẹ và ngỏ lời xin tiền:
- “Mẹ ơi, mẹ có thể cho con 10 nhân dân tệ được không ạ?”.
Người mẹ thậm chí còn chẳng thèm ngước lên nhìn con, cô trả lời:
- “Không, còn cần tiền để làm gì cơ chứ?”
Cô bé đã sững sờ một lúc rồi giải thích:
- “Các bạn lớp con, ai cũng được bố mẹ cho tiền tiêu vặt để có thể mua những gì họ thích. Nhưng con không có khoản đó”.
- “Con muốn được như vậy thì đi mà nhận những người khác làm cha mẹ của mình”.
Người mẹ hét lên trong giận dữ. Cô con gái sợ hãi tới mức bật khóc. Sự từ chối phũ phàng của người mẹ đã khiến bé gái cảm thấy tổn thương. Cô bé hét lên:
- “Tại sao mẹ không thể làm con vui dù chỉ 1 lần?”.
Cô bé chạy về phòng, đóng cửa lại.
Dạy trẻ cách ứng xử với chuyện tiền bạc cũng là một bài học ý nghĩa để trẻ trưởng thành hơn (Ảnh minh họa)
Cách làm của người mẹ đã không thực sự đúng khi từ chối yêu cầu của con một cách thiếu tích cực. Không chỉ quát mắng, đe dọa, người mẹ còn tạo ra những vết thương tinh thần, khiến con sợ hãi tột độ chỉ vì con vừa đề cập tới chuyện xin 10 đồng.
Ngày nay, có rất nhiều cha mẹ gặp phải vấn đề cãi vã, tranh luận với con cái về vấn đề tiền bạc. Nhiều phụ huynh mong muốn kiểm soát con một cách gắt gao, đặc biệt là vấn đề tiền bạc. Tuy nhiên, có bao giờ bạn nghĩ rằng, khi con cái xin tiền, điều đó chứng tỏ con cần sự giúp đỡ của bố mẹ vì những vấn đề trong cuộc sống, vui chơi hoặc thậm chí là những rắc rối mà chúng gặp phải.
Bố mẹ là cứu cánh duy nhất mà trẻ có thể bám vào. Vậy mà rất nhiều cha mẹ ngay khi nghe con xin tiền đã lập tức bực bội, khó chịu. Họ coi việc cho tiền con như vậy sẽ làm con sinh hư và kiên quyết không đáp ứng. Theo thời gian, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chắc chắn sẽ có những rạn nứt, thậm chí là không thể hàn gắn được.
“Nghèo tinh thần” còn khủng khiếp hơn nghèo tiền bạc
Câu chuyện thứ nhất, được kể bởi một cô gái.
Khi còn là một cô bé sống ở trường trung học nội trú, mỗi tuần cô về nhà 1 lần. Mẹ cô thường cho con gái 2 nhân dân tệ để chi tiêu việc vặt trong tuần. Thế rồi, 1 lần nọ, cô bé muốn xin 5 nhân dân tệ cho tuần tiếp theo nhưng mẹ bé ngay lập tức từ chối. Cô bé gay gắt nói nếu không được cho tiền sẽ không đến trường. Đáp lại, người mẹ cũng cứng rắn không kém:
- “Con không muốn đến trường thì ngay bây giờ có thể về nhà luôn”.
Sau khi cô bé giải thích đang vướng vào một chuyện cần có tiền để giải quyết, mẹ của bé đã rất không vui, lấy 5 nhân dân tệ ra và ném nó lên bàn bằng một ánh mắt ghê tởm. Tờ tiền rơi xuống đất. Cô bé run rẩy nhặt lên.
Mọi thứ dường như đã qua nhưng mãi tới sau này, khi đã trưởng thành, cô gái nói rằng câu chuyện đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của cô. Nó làm cô luôn tự tin về bản thân, sợ hãi vì mình nghèo, nhưng lại không có tham vọng kiếm tiền.
Câu chuyện thứ hai được kể lại bởi một người đàn ông.
Có bao giờ bạn nghĩ rằng, khi con cái xin tiền, điều đó chứng tỏ con cần sự giúp đỡ của bố mẹ? (Ảnh minh họa)
Vào kỳ nghỉ hè năm thứ hai Đại học, 2 nữ sinh viên trong lớp đến nhà của cậu chơi. Họ ngồi và trò chuyện cùng nhau. Đây là lần đầu tiên cậu tiếp xúc với những cô bạn gái cùng tuổi. Sau đó, mấy bạn gái rủ cùng đi dạo phố. Cậu ấy không có tiền liền chạy đến gặp mẹ, hy vọng mẹ sẽ cho mình một ít tiền tiêu vặt. Nhưng kết quả là, mẹ cậu không chịu cho. Cậu đã nài nỉ, van nài mẹ liên tục. Cuối cùng, mẹ của cậu cũng lấy ra 50 xu và ném xuống đất: “Lấy đi”.
Cậu cúi xuống, nhặt 50 xu và đi chơi cùng các bạn nữ. Họ cùng ngồi uống trà và sau đó ra về.
Hiện tại, chàng trai đã ngoài 30 tuổi, tốt nghiệp đại học, độc lập về kinh tế và đến tuổi phải lập gia đình. Thế nhưng, cậu từ chối kết hôn. Anh ấy nói không muốn kết hôn và cũng không muốn trở về nhà dù biết rằng bố mẹ rất cô đơn, nhớ con. Nhưng sống một mình như thế này là điều mà anh ấy muốn, không lấy vợ cũng không muốn về sống với bố mẹ. Anh chia sẻ rằng sự tổn thương này bắt nguồn từ chính việc người mẹ đã ném vào mặt anh 50 xu đầy khinh rẻ.
Cả hai câu chuyện đều đã chứng minh một thực tế rằng, hai gia đình này không rõ có nghèo về kinh tế hay không để phải khắt khe, khó khăn với con gái về chuyện tiền bạc tới như vậy nhưng có một điều chắc chắn là họ nghèo về tinh thần, nghèo về cách thể hiện, giao tiếp với người thân trong gia đình.
Khi đứa trẻ xin tiền một cách hợp lý, phản ứng của bố mẹ theo kiểu: “Mẹ không có tiền, làm sao mà con cứ suốt ngày hỏi mẹ tiền thế?” sẽ không phải là một điều tích cực. Đối với những đứa trẻ muốn xin tiền tiêu vặt hoặc như cậu sinh viên đã cố gắng xin tiền một cách lịch sự, đàng hoàng để có khoản tiền giao tiếp, gặp gỡ bạn bè thì xứng đáng được hỗ trợ.
Khoảnh khắc người mẹ ném tiền vào mặt con khi con đã trình bày lý do xin tiền chính đáng của mình đã đồng thời ném đi mối quan hệ và hình ảnh người mẹ yêu thương trong lòng con. Người mẹ đã làm tổn thương lòng tự trọng, sự tự tôn của con.
Điều khốn khổ là ở chỗ, thời điểm đó, dù rất cay đắng, khổ sở nhưng chúng không thể từ chối khoản tiền mà bố mẹ vừa “bố thí” cho mình. Họ cần khoản tiền đó để giải quyết các vấn đề cá nhân của mình. Cậu sinh viên cần tiền để đưa 2 cô bạn đang đợi đi uống nước. Thời điểm bọn trẻ phải cúi đầu xuống nhặt tiền, chắc hẳn nhân phẩm của chúng cảm thấy bị vỡ tan ra, trái tim nhiều tổn thương.
Vậy là, chỉ vì vài đồng bạc mà ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảm xúc, thậm chí là cả cuộc đời của trẻ khi trưởng thành. Từ việc lấy tiền tiêu vặt đến cúi xuống nhặt 50 xu, thời gian khách quan chỉ là vài phút, trong thời gian tâm lý của anh ta, nó dài bằng cả cuộc đời. Người mẹ không biết gì về trái tim của con trai mình.
Đừng vì chuyện tiền bạc mà tổn thương lòng tự trọng của con (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, làm chủ tiền cũng là một loại quyền lực đối với cha mẹ. Cha mẹ trong hai câu chuyện trên sử dụng quyền lực của mình để làm nhục con cái.
Để trẻ tiếp cận với tiền: Cách thức khác nhau dẫn đến hậu quả khác nhau
Nhiều cha mẹ muốn kiểm soát con cái, đặc biệt là tài chính. Nó là một vấn đề muôn thuở giữa bố mẹ và con cái. Đừng bao giờ đánh giá thấp một đứa trẻ và yêu cầu được tiếp cận với tiền của trẻ. Bởi vì các phương pháp để con tiếp cận khác nhau sẽ dẫn đến việc hình thành tính cách, suy nghĩ của trẻ khác nhau.
Một trong những quan điểm mà nhiều cha mẹ áp dụng chính là việc không để con cái biết được sự giàu có của nhà mình, vì như thế trẻ sẽ sinh hư, vòi vĩnh. Vì thế, họ diễn cảnh giả nghèo, giả khổ trước mặt con. Nhưng cách làm này cũng rất nguy hiểm, cần phải làm thật phù hợp, nếu quá mức, nó sẽ gây tác dụng ngược.
Nếu bố mẹ cứ cố diễn hoặc thể hiện việc gia đình mình rất nghèo khó, trẻ sẽ luôn cảm thấy áp lực, lo lắng, mất an toàn về tài chính, sợ hãi chuyện tương lai. Vì thế, dù không muốn con tự mãn khi nhà giàu nhưng bố mẹ cũng phải tạo một sự an toàn, tin tưởng vừa đủ để con cái không quá lo lắng.
Hãy nói với con rằng: “Bố mẹ sẽ lo được, đảm bảo cho chuyện học hành, sinh hoạt của con, con không cần phải quá lo lắng. Nhưng khi lớn lên, con phải tự nỗ lực hết mình, bằng chính sức lực của mình để trở nên giàu có hơn nhé”.
Lời nói này rất quan trọng với trẻ vì nó khiến trái tim của trẻ ổn định, tâm lý vững vàng hơn, nhờ đó trí thông minh cũng sẽ được phát huy tối đa.
Để trẻ ám ảnh việc nhà mình nghèo sẽ khiến trẻ mặc cảm, tự ti
Ngược lại, nếu bố mẹ để con cái thấy gia đình mình quá nghèo khổ, nó sẽ khiến trẻ cảm thấy mình thấp kém, kém cỏi hơn bạn bè cùng trang lứa. Trẻ sẽ hình thành cách sống nội tâm, rụt rè, sợ thua bạn kém bè. Họ thậm chí không dám kết giao với những bạn khác vì mặc cảm hoàn cảnh gia đình.
Khi lớn lên, dĩ nhiên những đứa trẻ này sẽ cảm thấy mình thua kém bạn bè, không dám thể hiện bản thân, không dám có chính kiến. Trong thâm tâm những đứa trẻ thấy bất mãn, thấy mình không xứng đáng và thường thu mình lại trong một không gian nhỏ, cuộc sống không lúc nào được thoải mái. Không chỉ vậy, vì nghĩ gia đình nghèo khó nên đứa trẻ cũng sẽ mất đi tính cách hào phóng, nhiệt tình giúp đỡ người khác.
Để trẻ lớn lên trong suy nghĩ nhà mình nghèo sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ
Nhiều người nói rằng "người nghèo sẽ trở nên nghèo hơn và người giàu sẽ trở nên giàu hơn". Lý do tại sao người nghèo lại nghèo là vì cha mẹ đã áp đặt lên con những cách sống mang tính khuôn mẫu, không chịu tư duy, sáng tạo.
Để tiết kiệm 2 đô la, trẻ em nghèo sẽ dành 2 giờ đi bộ đến điểm đến nhưng với trẻ em giàu, để tiết kiệm 2 giờ di chuyển đến 2 phút, họ sẵn sàng chi 20 nhân dân tệ cho taxi. Đây chính là sự khác biệt. Để tiết kiệm một vài xu mỗi ngày, những đứa trẻ có tư duy của người nghèo có thể dành thời gian cho những thứ không làm tăng giá trị cho bản thân, trong khi những đứa trẻ giàu có nhiều thời gian và cơ hội hơn để vươn ra thế giới.
Nghĩ nhà mình nghèo sẽ khiến trẻ mất bình tĩnh
Đối với những đứa trẻ lớn lên trong một môi trường nghèo nàn, chúng ngày càng theo đuổi sự thỏa mãn của những ham muốn vật chất. Chúng không có năng lượng và không có cơ hội theo đuổi những thứ cấp cao hơn.
Do đó, giáo dục, hướng con đến cách ứng xử với chuyện tiền bạc cần phải được cân bằng, tránh sự cực đoan để rồi khiến trẻ phát triển không tốt trong tương lai. Để đảm bảo trẻ sẽ không tham lam, hãy để trẻ chịu đựng một chút, chúng sẽ học được cách khiêm nhường.
Hãy để trẻ học âm nhạc và mỹ thuật, trẻ em hiểu được sự tao nhã và hương vị, hãy để trẻ em chịu thất bại, tâm hồn chúng sẽ ngoan cường hơn, trẻ em thường đi du lịch, tầm nhìn của chúng sẽ cởi mở hơn.