Nghe vô lý nhưng lại vô cùng thuyết phục.
Ở độ tuổi bắt đầu được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn, trẻ tiểu học thường sẽ cực hiếu kỳ, tò mò về mọi thứ xung quanh. Khi sự tò mò, ham khám phá được kích hoạt, đó cũng là thời điểm khả năng sáng tạo, tưởng tượng của trẻ được thúc đẩy mạnh mẽ. Đây cũng là lý do khiến các nhóc tỳ có những suy nghĩ, quan điểm khiến người lớn khó đỡ.
Điển hình như khi được cô giáo giao bài tập về nhà, bé tiểu học đã đưa ra câu trả lời với trí tưởng tượng “không phải dạng vừa” làm cho cô giáo, bố mẹ xem qua cũng không biết nên khóc hay cười. Cụ thể, đề bài tập yêu cầu học sinh viết thời gian biểu của mình sau 5 giờ chiều, nghĩa là khoảng thời gian trẻ đã tan trường và trở về nhà.
Nhóc tỳ này đã thành thật “liệt kê” chi tiết: 17:00 đi học về; 18:00 ăn cơm tối; 19:00 xem ti vi; 20:30 đi ngủ. Tuy nhiên, tới đây thì em phát hiện vẫn còn một ô trống. Lẽ ra chỗ cuối cùng này phải là thời gian đi ngủ, nhưng vì ở trên đã lỡ điền đi ngủ rồi nên đành nhanh trí “chữa cháy” bằng trí tưởng tượng. Vậy là em học sinh đã quyết định điền 21:00 ngủ say, câu trả lời đến cô giáo cũng không bao giờ nghĩ ra được.
Xem xong thời khoá biểu của con, hẳn bố mẹ của nhóc tỳ cũng lo lắng lắm vì nhìn mãi không thấy thời gian học bài và làm bài tập về nhà. Sau 5 giờ chiều là em học sinh chỉ có ăn, chơi và ngủ thế này thì chả biết cuối năm nhận thưởng kiểu gì. Tuy bố mẹ có thể không hài lòng, nhưng quả thực đây là thời khoá biểu “lý tưởng” của nhiều cô cậu.
Trên thực tế, khả năng lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà bất cứ trẻ nào cũng cần phải hình thành và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu được hướng dẫn và thực hành việc lập kế hoạch từ sớm, trẻ sẽ dần biến nó thành một thói quen tự nhiên, giúp trẻ dễ dàng sắp xếp và quản lý mọi việc một cách logic và khoa học khi trưởng thành.
Việc trẻ biết tự lập kế hoạch cho công việc học tập mang lại nhiều lợi ích tích cực. Trước hết, khi xác định rõ mục tiêu cần đạt được, trẻ sẽ có động lực để chăm chỉ và nỗ lực hoàn thành. Điều này giúp trẻ tránh được việc lơ là, bỏ bê việc học chỉ vì không có mục tiêu rõ ràng. Hơn nữa, khi lập thời gian biểu, trẻ sẽ trở nên tự giác, tập trung vào bài vở mà không bị phân tán bởi những yếu tố bên ngoài.
Nhờ đó, chất lượng học tập của trẻ được nâng cao đáng kể. Và điều này cũng áp dụng tương tự cho các vấn đề khác trong cuộc sống của trẻ. Một bản kế hoạch cụ thể sẽ giúp trẻ tận dụng thời gian một cách hiệu quả nhất, đồng thời cũng giúp trẻ hiểu rõ và đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần rèn luyện ý thức kỷ luật, tinh thần tự lập và trách nhiệm với bản thân.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chuẩn bị một thời gian biểu phù hợp cho trẻ, chẳng hạn như một cuốn lịch có ghi chú các công việc quan trọng cần làm hàng ngày. Điều này sẽ giúp trẻ quen dần với việc sắp xếp công việc hợp lý, và hoàn thành mọi việc một cách nhanh chóng mà không lo bỏ sót. Khi được trang bị kỹ năng lập kế hoạch từ sớm, trẻ sẽ dần hình thành thói quen tự giác, biết cách quản lý thời gian của bản thân, từ đó có thể đạt được nhiều thành công trong tương lai.
Ảnh minh hoạ
Làm thế nào để bố mẹ hỗ trợ trẻ trong việc lập kế hoạch hàng ngày?
- Khuyến khích trẻ lập thời gian biểu
Hướng dẫn trẻ chia thời gian hợp lý cho các hoạt động như học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi. Giúp trẻ lên kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động, chẳng hạn như thời gian bắt đầu, kết thúc, và những việc cần làm. Khuyến khích trẻ ghi chép thời gian biểu vào một cuốn lịch hoặc sổ tay.
- Giúp trẻ xác định mục tiêu
Cùng trẻ xác định những mục tiêu cần đạt được trong ngày, như hoàn thành bài tập, luyện tập thể dục, đọc sách,... Hướng dẫn trẻ cách chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn, dễ thực hiện hơn. Khuyến khích trẻ đặt những mục tiêu phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.
- Giám sát và hỗ trợ trẻ
Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của trẻ, chỉ ra những điểm cần cải thiện. Giúp trẻ giải quyết những khó khăn, trở ngại khi thực hiện kế hoạch. Khen thưởng khi trẻ hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra.
- Tạo môi trường học tập và làm việc tích cực
Bố trí không gian để trẻ có thể tập trung học tập và làm việc. Hạn chế những yếu tố gây phân tâm, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch của trẻ. Khuyến khích trẻ tự chủ động, sắp xếp nơi sinh hoạt, học tập của mình.