Con trai cao gần 2m phạm lỗi, mẹ "nấm lùn" làm một hành động khi dạy dỗ gây bất ngờ

Chi Chi - Ngày 09/04/2024 05:51 AM (GMT+7)

Thấy bản thân bị "lép vế" khi dạy con trai, người mẹ lập tức đổi chiến thuật khiến phụ huynh nào cũng khen.

Quan niệm của các cha mẹ thời xưa thường dùng roi vọt để dạy dỗ con. Tuy nhiên các bà mẹ hiện đại lại ưa chuộng việc dùng kỷ luật nghiêm khắc hiệu quả hơn việc dùng đòn roi. Hơn hết, khi trẻ bước vào lứa tuổi dậy thì thường phát triển về thể chất, lớn nhanh và có thể vượt xa chiều cao, vóc dáng của cha mẹ. Vì thế ở độ tuổi này, việc đánh đòn trẻ là không còn phù hợp.

Một đoạn clip mới đây gây sốt mạng xã hội xứ Trung đã cho thấy minh chứng rõ ràng nhất cho cách giáo dục con của các bà mẹ hiện đại quả thực có hiệu quả. Theo đó, bà mẹ trẻ này ở tỉnh An Huy đang dạy dỗ cậu con trai phạm phải một lỗi lầm nào đó.

Con trai cao gần 2m phạm lỗi, mẹ amp;#34;nấm lùnamp;#34; làm một hành động khi dạy dỗ gây bất ngờ - 1

Ban đầu, bà mẹ trong bộ đồ màu trắng, đứng ở phòng khách khoanh tay và vẻ mặt rất nghiêm túc, tức giận để mắng cậu con trai. Tuy nhiên tình huống có vẻ khá chênh lệch khi cậu con trai cao tận 1m93 trong khi đó bà mẹ thì "nấm lùn" chỉ cao 1m6, còn chưa cao tới vai của con.

Tình huống này khiến người mẹ rơi vào yếu thế, chàng trai liên tục thể hiện sự bất mãn với những câu mắng chửi của mẹ mình.

Quá nhỏ nhắn, quá thấp là điều khiến người mẹ khiến bản thân sắp không thể dạy nổi con trai mình nữa. Chính vì thế, bà mẹ quyết định bước lên trên ghế sofa để chiều cao của mình có thể ngang bằng con trai, ánh mắt chạm mắt sẽ dễ dàng khiến đứa trẻ cảm thấy sợ hãi trước những lời mắng chửi của mẹ hơn.

Con trai cao gần 2m phạm lỗi, mẹ amp;#34;nấm lùnamp;#34; làm một hành động khi dạy dỗ gây bất ngờ - 2

Con trai cao gần 2m phạm lỗi, mẹ amp;#34;nấm lùnamp;#34; làm một hành động khi dạy dỗ gây bất ngờ - 3

Con trai cao gần 2m phạm lỗi, mẹ amp;#34;nấm lùnamp;#34; làm một hành động khi dạy dỗ gây bất ngờ - 4

Không chỉ thế, bà mẹ còn liên tục chỉ tay thẳng vào con trai để thể hiện rõ sự tự tin và cương quyết của mình trước lỗi sai của con trai.

Và kết quả thành công ngoài sự mong đợi của người mẹ, đứa con trai đã không nhịn được cười trước hành động của mẹ mình, nhìn thấy vẻ mặt hung hãn của mẹ khiến cậu đã phải "thu mình", ngoan ngoãn cúi đầu thừa nhận sai lầm và hoàn toàn bị thuyết phục bởi mẹ.

Bà mẹ cho biết thêm, cậu con trai gần 2m của cô năm nay mới học năm 2 trung học và cũng thuộc đứa trẻ cao vượt bậc so với bạn cùng tuổi. Tuy nhiên khi đi ra ngoài đường thì con trai cô cũng không nổi bật hơn so với những người đi đường là mấy. Đây cũng chính là một trong những "rào cản" khiến cô gặp khó khăn mỗi lần dạy dỗ con trai.

Sau khi xem xong đoạn clip, nhiều người đã dành lời khen ngợi cho người mẹ này và cho rằng:

- Chẳng trách thời xưa, khi mẹ dạy con, con cái sẽ quỳ xuống nhận hình phạt, hình như cũng có lý do.

- Các bà mẹ thường không cao, đánh đòn con khi còn nhỏ cũng không sao, nhưng khi con lớn lên và cao hơn mẹ một cái đầu thì không thể đánh đòn, la mắng con nữa.

- Tôi không biết người mẹ này cao bao nhiêu nhưng tôi chỉ cao 1m65 còn con trai tôi cũng cao 1m93. Vậy nên khi giáo dục cháu, tôi luôn bắt con ngồi còn tôi đứng.

Qua đó mới thấy được việc giáo dục trẻ ngày một trở nên khó khăn hơn khi trẻ lớn dần bởi cha mẹ sẽ gặp nhiều bất lợi, nhất là về ngoại hình. Điều này khiến bố mẹ luôn bị lép vế và những đứa trẻ luôn có cảm giác không e sợ trước bố mẹ.

Chính vì thế, khi giáo dục con cái các bậc cha mẹ cũng cần có những "bí quyết" riêng và nên loại bỏ 5 cách dạy đã quá lỗi thời dưới đây:

Con trai cao gần 2m phạm lỗi, mẹ amp;#34;nấm lùnamp;#34; làm một hành động khi dạy dỗ gây bất ngờ - 5

Khiến một đứa trẻ cảm thấy sợ hãi

Nhiều phụ huynh sử dụng nổi sợ hãi như một công cụ hữu hiệu để trẻ ngoan hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc này là một hình thức lạm dụng tình cảm.

Vi dụ những câu như "Con không đi ngủ sớn là ông kẹ sẽ đến bắt đi đấy!"... Câu nói tưởng đơn giản nhưng có thể để lại dấu ấn sâu trong tâm hồn của trẻ, gây ra sự dè dặt và sợ hãi.

Trong suốt quá trình nuôi dưỡng con cái, việc quan tâm và chăm sóc sức khỏe tâm lý của trẻ là điều cần thiết và quan trọng hơn bất kỳ mục tiêu ngắn hạn nào trong việc kiểm soát hành vi của trẻ.

Bố mẹ nên tập trung vào việc xây dựng một môi trường an toàn và yêu thương, giúp trẻ phát triển một cách tự tin và lành mạnh, thay vì dùng sợ hãi và áp lực để đạt được những kết quả nhất thời.

Con trai cao gần 2m phạm lỗi, mẹ amp;#34;nấm lùnamp;#34; làm một hành động khi dạy dỗ gây bất ngờ - 6

Khiển trách trẻ trước mặt người khác

Nhiều phụ huynh cho rằng khi trách mắng và chê bai con trước mặt người khác, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ và tự ái, từ đó quyết tâm sửa đổi để không mắc lỗi nữa. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm và mang lại hiệu quả ngược. Chính bố mẹ cũng không bao giờ muốn bị la mắng trước mặt người khác, và điều này cũng đúng với trẻ con.

Đặc biệt, trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, trong khi đó ý thức chưa đủ trưởng thành. Trẻ có thể hiểu nhầm rằng khi bố mẹ la mắng và chỉ trích mình trước mặt người khác, điều đó chứng tỏ bố mẹ không yêu thương mình. Kết quả, trẻ có thể phát triển tâm lý tự ti và dễ bị tổn thương. 

Thay vì khiển trách trẻ trước mặt người khác, bố mẹ có thể tìm cách khác để giáo dục. Việc tạo ra một môi trường an toàn và yêu thương, nơi mà trẻ cảm thấy được lắng nghe và được hỗ trợ, sẽ giúp trẻ phát triển một cách tích cực. 

Con trai cao gần 2m phạm lỗi, mẹ amp;#34;nấm lùnamp;#34; làm một hành động khi dạy dỗ gây bất ngờ - 7

Nuông chiều và không bao giờ nói không với trẻ

Một số phụ huynh cảm thấy khó khăn khi từ chối yêu cẩu của con. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không kiên định,thói quen này rất nguy hiểm và sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi của trẻ trong tương lai. Theo thời gian, trẻ sẽ càng đòi hỏi và cho rằng việc đáp ứng yêu cầu là nghĩa vụ mà bố mẹ phải làm.

Thay vì từ chối một cách trực tiếp, bố mẹ có thể trao đổi và giải thích cho trẻ hiểu lý do tại sao không thể đáp ứng yêu cầu của trẻ ngay lập tức.

Bố mẹ có thể đề xuất những giải pháp thay thế hoặc tạo ra các hoạt động thú vị khác, để thỏa mãn sự tò mò và nhu cầu của trẻ tích cực và lành mạnh. 

Con trai cao gần 2m phạm lỗi, mẹ amp;#34;nấm lùnamp;#34; làm một hành động khi dạy dỗ gây bất ngờ - 8

Quát mắng 

Rất khó để kiềm chế cảm xúc khi trẻ con liên tục khóc lóc và hét toáng lên, đặc biệt là ở nơi công cộng. Tuy nhiên, việc bố mẹ quát mắng có thể làm tình huống trở nên tồi tệ hơn.

Điều tốt nhất mà bố mẹ có thể làm là thể hiện sự kiên nhẫn và nỗ lực để thấu hiểu con mình ngay từ khi con còn bé, nhằm giúp trẻ học cách kiềm chế và tỏ ra bình tĩnh và cởi mở hơn.

Trong những lúc trẻ khóc lóc và gào thét, thể là một biểu hiện của cảm xúc mạnh mẽ hoặc sự không thoải mái mà trẻ chưa biết cách diễn đạt một cách hiệu quả. Thay vì tức giận và la mắng, bố mẹ nên cố gắng thấu hiểu về nguyên nhân gây ra hành vi này, tìm cách tạo ra một môi trường an lành, đáng tin cậy để trẻ cảm thấy an toàn và tự tin hơn.

Con trai cao gần 2m phạm lỗi, mẹ amp;#34;nấm lùnamp;#34; làm một hành động khi dạy dỗ gây bất ngờ - 9

Chỉ người lớn mới được thể hiện ý kiến cá nhân

Có nhiều nguyên nhân mà một đứa trẻ có thể không muốn chấp nhận sự tiếp xúc cơ thể như sự chạm vào, hôn, hay ôm từ người khác, kể cả khi đó là người thân. 

Đứa trẻ cũng có quyền từ chối sự quan tâm như vậy từ phía người lớn, vì trẻ cũng có ranh giới cá nhân của riêng mình. Từ quan điểm của bố mẹ, hỗ trợ việc tôn trọng và tôn trọng những ranh giới này thay vì ép buộc trẻ làm những điều mà mình không muốn.

Bố cao 2m29, mẹ cao 1m91, chiều cao con gái 14 tuổi làm cả  triệu người trầm trồ
Hình ảnh mới nhất về chiều cao con gái của Diêu Minh ở tuổi 14 chính là chủ đề được tìm kiếm và bàn tán nhiều nhất trên mạng xã hội xứ Trung những...

Cách tăng chiều cao cho trẻ

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con