Mẹ dạy con làm toán 6:6:6:6=1 bị cô chấm sai, phụ huynh đến trường tranh cãi nhưng nghe lời giải liền hổ thẹn

Kiều Trang - Ngày 22/07/2024 14:36 PM (GMT+7)

Người mẹ đinh ninh là giáo viên thiếu kiến thức.

Mới đây, một cuộc tranh cãi về bài toán tiểu học "6:6:6:6=1" đã thu hút sự quan tâm rộng rãi trên mạng xã hội. Một phụ huynh (Trung Quốc) đặt câu hỏi về năng lực chuyên môn của giáo viên vì con mình bị cô ở trường chấm sai một phép tính cơ bản, thậm chí người mẹ này còn quyết định đến chất vấn trực tiếp giáo viên. 

Tuy nhiên, sự tự tin của phụ huynh về trình độ dạy con của mình đã khiến người mẹ nhanh chóng nhận cái kết hổ thẹn. Sau khi đến trường tranh cãi với cô chủ nhiệm lớp con, nghe cô đưa ra lời giải, người mẹ liền “tâm phục khẩu phục”. 

Cụ thể, khi được cô giao bài toán tìm kết quả cho phép tính “6:6:6:6”, cậu bé tiểu học đã nhờ sự trợ giúp của mẹ và trong quá trình thực hiện phép tính, đáp án tìm được là 1. ⁢Nhưng kết quả chính xác nhất cô giáo đưa ra lại là 1/36. 

Mẹ dạy con làm toán 6:6:6:61 bị cô chấm sai, phụ huynh đến trường tranh cãi nhưng nghe lời giải liền hổ thẹn - 1

Theo đó, các bước giải phép tính lần lượt được cô giáo hướng dẫn là: đầu tiên lấy 6 : 6 = 1, sau đó tiếp tục lấy 1 : 6 = 1/6 rồi lấy 1/6 : 6 và đáp án cuối cùng phải là 1/36. Bài toán này cần được thực hiện dựa vào quy tắc phép chia theo thứ tự từ trái qua phải, đây vốn là lý thuyết cơ bản mà học sinh tiểu học buộc phải nắm vững để có thể làm các bài toán cộng, trừ, nhân, chia đơn giản.

Trên thực tế, các dạng toán ở cấp tiểu học thường chỉ ở mức độ tương đối bình thường, và các bậc phụ huynh có trình độ học vấn nhất định cảm thấy rằng họ có thể dễ dàng, tự tin chỉ dạy cho con mình.

Tuy nhiên sự thật là ngày nay, các câu hỏi dành cho học sinh tiểu học ngày càng linh hoạt và thường có nhiều đổi mới hơn về dạng câu hỏi, kiểm tra những kiến ​​thức mà học sinh dễ nhầm lẫn và rèn luyện tư duy trong quá trình học tập môn Toán. Chính vì lẽ đó mà không chỉ học sinh, bố mẹ khi hướng dẫn con làm bài cũng khó tránh khỏi rơi vào những tình huống nhầm lẫn, dẫn đến kết quả đưa ra không chuẩn.

Vậy nên, khi dạy con học, phụ huynh cần nhớ rõ 3 quy tắc bất di bất dịch khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia như sau:

- Đầu tiên, thực hiện bất kỳ phép Toán nào bên trong dấu ngoặc đơn.

- Tiếp theo, thực hiện tất cả các phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải.

- Cuối cùng, thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.

Sau khi nhận về lời giải thích, phụ huynh mới hiểu ra rằng con mình đã mắc lỗi sai cơ bản nên việc không được tính điểm là hoàn toàn đúng. 

Đây cũng là kiến thức nền tảng quan trọng đối với các học sinh Tiểu học. Vì vậy, phụ huynh cần kết hợp với giáo viên, kèm cặp thêm cho con em mình tại nhà để có bước phát triển vững chắc hơn. 

Mẹ dạy con làm toán 6:6:6:61 bị cô chấm sai, phụ huynh đến trường tranh cãi nhưng nghe lời giải liền hổ thẹn - 2

Các bậc cha mẹ cần dặn dò con kĩ càng những kỹ năng khi làm toán:

1. Xem kĩ, đọc kĩ từng từ, từng câu của đề bài toán

Việc rèn luyện cho học sinh thói quen xem kỹ đề bài, câu hỏi là một nhiệm vụ đòi hỏi sự chung sức của phụ huynh và thầy cô. Trong quá trình dạy và học, phụ huynh có thể đọc câu hỏi cùng con và chỉ ra các ý chính trong đề, nói chậm để đảm bảo con hiểu rõ câu hỏi, nếu con chưa hiểu thì đọc lại 2-3 lần.

Bố mẹ hướng dẫn cho con đọc kỹ đề bài, xác định cho được đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm.

Đặc biệt, khi đọc đề toán, các con cần lưu ý các điểm:

- Hiểu rõ bản chất của đề toán, từ nào chưa hiểu hết ý nghĩa phải tìm hiểu về ý nghĩa của nó.

- Trong bài toán sẽ có những chỗ cố tình đánh lừa, con cần phải bỏ qua chỗ đó và chỉ chú ý vào những chỗ cần thiết.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên lưu ý trẻ nếu phát hiện đề in sai, in mờ, thiếu logic hay có vấn đề gì băn khoăn thì cần hỏi thầy cô giáo ở lớp kịp thời vì đây cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là kỹ năng quan trọng mà học sinh cần phải rèn luyện thêm để tránh các sai sót trong học tập và cả trong đời sống sau này

2. Toán tắt toàn bài toán bằng những ý dễ hiểu

Với hầu hết các đề toán, bố mẹ có thể gợi ý con tóm tắt đề bằng những đoạn thẳng, ngôn ngữ hoặc ký hiệu ngắn gọn để hiểu hơn. Thông qua đó thiết lập mối quan hệ giữa những cái đã cho và những cái phải tìm.

Lưu ý khi tóm tắt bài toán hãy cố gắng gạt bỏ những thứ yếu lặt vặt không cần thiết và chỉ tập trung suy nghĩ vào những yếu tố chính của đề toán. Sau đó con tìm cách tóm tắt đề bằng hình vẽ mà con hiểu nhất. Trong trường hợp không thể vẽ được thì dùng ký hiệu, ngôn ngữ... để ghi lại vắn tắt, cô đọng.

3. Phân tích đề toán và chú ý tới những câu đánh lừa

Phân tích là bước mà các con sẽ phải tự đặt câu hỏi cho mình rằng "muốn giải được bài toán này, chúng ta cần biết những gì và cần thực hiện những phép tính nào?" Và trong đó cái gì đã có, cái gì cần phải tìm thêm?

Muốn tìm những cái chưa biết cần phải làm phép tính gì?... Cứ như thế con sẽ dần đi đến kết quả của bài toán.

4. Giải bài toán và thử lại khi tìm được kết quả

Từ những bước đọc, phân tích đề ở phía trên, các con có thể bắt đầu giải bài toán để tìm ra được kết quả. Tuy nhiên sau khi có kết quả, các con cũng đừng vội kết luận đó là kết quả chính xác mà cần dùng đáp án đó thử lại xem có phù hợp với bài toán hay không. Bên cạnh đó cần kiểm tra các lời giải, phép tính mà con thực hiện phía trên đã chính xác, đủ ý hay chưa.

Ngoài ra nếu con có niềm đam mê, hứng thú với môn toán học thì cũng có thể làm tốt bài toán hơn dù có bất kì trường hợp nào xảy ra. Bố mẹ có thể giúp con có hứng thú học toán:

- Bố mẹ cần phải định vị nhận thức của con để xây dựng lộ trình phù hợp. Bố mẹ lên lộ trình phải phụ thuộc vào năng lực của trẻ và cũng không nên dạy quá nhiều cho con. Nếu con có năng lực tư duy toán, phụ huynh cần khuyến khích, còn con kém, các kỹ năng chưa tốt, bố mẹ nên rèn luyện dần.

- Bố mẹ cũng không nên đánh đồng chung, so sánh con với các bạn vì mỗi đứa trẻ khác nhau và đứa trẻ tiềm năng là khi lớn lên mà nên phân bổ, sắp xếp thời gian biểu phù hợp cho con, giúp trẻ kích thích, hứng thú tiếp nhận kiến thức.

- Để tạo hứng thú học toán ở nhà cho con, bố mẹ có thể kể những câu chuyện phù hợp lứa tuổi và có cơ chế cho từng trẻ, khuyến khích chúng khám phá nhằm tạo hứng thú, phát triển hết tư duy.

- Bố mẹ hãy để con tự lực, tự chơi và tự giải quyết trong môi trường an toàn. Tính sáng tạo sẽ giúp con biết cách giải quyết.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con