Cậu quý tử đầu lòng của Hoa hậu Hà Kiều Anh vừa đẹp người lẫn đẹp nết.
Trong Vbiz Việt, có nhiều cặp bố mẹ không chỉ nổi tiếng bởi sự nghiệp thành công, mà còn nhờ cách nuôi dạy con khéo léo. Hoa hậu Hà Kiều Anh cũng là một trong số đó.
Hà Kiều Anh được nhiều người yêu thích làn hoa sắc Việt biết đến với danh hiệu là người đẹp đăng quang khi còn trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hoa hậu Việt Nam từ trước đến giờ. Hiện tại, ở độ tuổi U50, Hà Kiều Anh đang làm mẹ 4 con, bao gồm 3 con chung 2 trai và 1 gái với ông xã doanh nhân giàu có Huỳnh Trung Nam. Chồng đại gia của cô còn có một cậu con trai riêng.
Có mẹ là người nổi tiếng, dĩ nhiên các quý tử và ái nữ của Hà Kiều Anh cũng nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều người hâm mộ. Cách đây không lâu, cậu con trai đầu của Hoa hậu Việt Nam 1992 là Huỳnh Vương Khang (tên tiếng Anh là Kamen) đã gây ấn tượng với dân tình khi có loạt khoảnh khắc đi thiện nguyện.
Theo đó được biết, chàng hoàng tử của Hà Kiều Anh năm nay 17 tuổi, hiện đang học cấp Ba tại London, Anh. Vương Khang ngay sau khi về nước từ cuối năm 2024 để đón Tết Ất Tỵ cùng với gia đình và tổ chức hoạt động thiện nguyện. Con trai Hoa hậu Hà Kiều Anh đã trực tiếp đi thăm hỏi, trao quà Tết cho các cụ ông, cụ bà già yếu, neo đơn đang sống ở một số mái ấm tại TP.HCM.
Hành động cao cả, ý nghĩa của Vương Khang đã cho nhiều người thấy được chàng trai là một người không chỉ có vẻ ngoài điển trai, mà còn mang một trái tim ấm áp và giàu lòng nhân ái đến nhường nào. Chứng tỏ dù đi du học ở xa nhà, nhưng Vương Khang luôn được bố mẹ nuôi dạy, giáo dục rất tốt.
Thông qua hoạt động thiện nguyện, không chỉ Hoa hậu Hà Kiều Anh mà có lẽ bố mẹ nào cũng sẽ đều mong muốn con học được những giá trị tích cực từ việc làm này, và đó cũng chính là những điều ý nghĩa mà con xứng đáng nhận được khi bản thân biết cho đi.
Vậy khi bố mẹ cho con tham gia thiện nguyện, những giá trị tốt đẹp mà trẻ sẽ học được là gì?
1. Tình yêu và sự sẻ chia
Khi trẻ tham gia vào hoạt động thiện nguyện, trẻ sẽ nhận ra rằng không có điều gì quý giá hơn là tình yêu thương và sự sẻ chia với những người xung quanh, đặc biệt là khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống.
Trẻ sẽ trải nghiệm trực tiếp niềm vui, và sự ấm lòng từ hành động giúp đỡ, cho đi đó của mình. Từ đó, trẻ sẽ nhận thức được rằng việc cho đi không chỉ mang lại ý nghĩa cho người nhận, mà còn làm cho chính bản thân trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn.
2. Khả năng đồng cảm
Tham gia vào hoạt động thiện nguyện, trẻ sẽ có cơ hội tiếp xúc với những câu chuyện, và những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng đồng cảm, và thấu hiểu về cảm xúc của người khác.
Trẻ sẽ học cách đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn nhận thế giới từ góc nhìn khác và cảm thông với những khó khăn mà người khác đang trải qua. Nhờ vậy mà trẻ sẽ phát triển được khả năng đồng cảm, và tinh thần sẵn lòng giúp đỡ những người xung quanh khi họ cần đến mình.
3. Trách nhiệm và tự giác
Tham gia vào hoạt động thiện nguyện, trẻ sẽ nhận ra tầm quan trọng của trách nhiệm và tự giác. Trẻ sẽ hiểu rằng hành động của mình có thể tạo ra sự thay đổi tích cực, và có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.
Trẻ sẽ học cách đảm nhận vai trò của mình, và hoàn thành nhiệm vụ một cách có trách nhiệm, không chỉ với cộng đồng mà còn với bản thân và gia đình.
4. Kỹ năng xã hội
Tham gia vào hoạt động thiện nguyện, trẻ sẽ có cơ hội làm việc và tương tác với những người khác có cùng mục tiêu. Qua hoạt động làm việc trong nhóm, trẻ sẽ rèn luyện và phát triển kỹ năng xã hội như giao tiếp, hợp tác, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
Cùng với đó, trẻ cũng sẽ học cách giải quyết xung đột và làm việc nhóm một cách hiệu quả. Những kỹ năng xã hội này rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, và nó sẽ giúp trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt, cũng như sự tự tin trong giao tiếp xã hội.
5. Sự tự tin và lòng biết ơn
Khi trẻ thấy được ý nghĩa tích cực của hành động thiện nguyện mà mình mang đến cộng đồng, trẻ sẽ tăng thêm sự tự tin và lòng biết ơn về những sự thay đổi tốt đẹp trong cuộc sống. Qua trải nghiệm này, trẻ sẽ nhận ra rằng những hành động nhỏ bé của mình có thể mang lại ảnh hưởng lớn và có giá trị tích cực.
Đồng thời, trẻ cũng sẽ trân trọng và biết ơn những điều mà bản thân đang có ở hiện tại, nhận thức rõ rằng không phải ai cũng may mắn có được một cuộc sống trọn vẹn giống như mình, và rằng việc giúp đỡ người khác là một phần quan trọng của việc sống ý nghĩa.
6. Ý thức về cộng đồng
Tham gia hoạt động thiện nguyện không chỉ là một cách để trẻ rèn luyện kỹ năng và phát triển cá nhân, mà còn giúp trẻ nhận thức về tầm quan trọng của cộng đồng và trách nhiệm xã hội.
Khi trẻ tham gia vào các hoạt động như giúp đỡ người già, chăm sóc trẻ em khó khăn, làm vệ sinh môi trường, hay tham gia vào các dự án xã hội, trẻ sẽ nhận ra rằng mỗi người đều có khả năng và trách nhiệm đóng góp để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.