Bé Bo thành thục trong cách cầm dao, cắt gọt và trang trí các món ăn.
Chuyện bếp núc tưởng chừng như chỉ hợp với các bé gái nhưng nếu các bé trai được học nấu ăn ngay từ còn nhỏ, trong tương lai sẽ có lợi ích rất tốt. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cũng cần chú trọng truyền cho con trai, con gái niềm đam mê với các món ăn, tạo ra các món ăn ngon trong gia đình.
Cậu bé Bo - con trai ca sĩ Lệ Quyên và bố đại gia Đức Huy có lẽ đã được bố mẹ tạo điều kiện trong việc này nên dù còn nhỏ nhưng Bo rất thích thú với chuyện bếp núc. Mới đây nhất trên trang mạng xã hội cá nhân do cậu bé 12 tuổi quản lý, Bo tự đăng tải một số hình ảnh em vào bếp làm các món ăn với cá hồi, cá ngừ... vô cùng hấp dẫn cho bạn bè thưởng thức.
Dù sống trong gia đình giàu có, có người giúp việc nhưng Bo luôn tự học những kỹ năng nấu ăn.
Cậu bé làm những món ăn với cá vô cùng tỉ mẩn.
Bo sử dụng dao và thớt thuần thục, cắt gọt chỉn chu và trang trí vô cùng đẹp mắt tạo nên món ăn hấp dẫn. Thành quả được Bo chia sẻ nhận được nhiều lời khen của mọi người.
Món Sushi cá hồi do chính tay Bo làm và trang trí.
Trong thực tế không chỉ bé Bo mà nhiều bé trai khác con nhà sao Việt cũng được bố mẹ tạo điều kiện và hướng dẫn vào bếp nấu ăn khi còn nhỏ. Trong đó phải kể đến như Subeo nhà Hồ Ngọc Hà, Cà Pháo nhà diễn viên Lê Phương...
Dưới sự hướng dẫn của Kim Lý, Subeo có niềm đam mê với nấu ăn và thường tự tay chuẩn bị các món ăn ngon cho gia đình.
Chồng Lê Phương - Trung Kiên thường xuyên vào bếp nấu ăn nên Cà Pháo cũng rất yêu thích việc này. Cậu nhóc thường dùng các món ăn làm quà tặng mẹ.
Khi mới chỉ 3-4 tuổi, con gái Á hậu Diễm Trang đã trổ tài vào bếp nấu ăn phụ mẹ.
Hồng Nhung vào bếp cùng con gái.
Con gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo yêu thích việc làm bánh.
Ở một số đất nước trên thế giới, cha mẹ rất coi trọng việc dạy nấu ăn cho trẻ khi còn nhỏ. Thậm chí có nơi hầu hết tất cả các học sinh từ lớp 7 đều được bố mẹ tạo điều kiện cho tham gia các lớp học nấu ăn 3 giờ/tuần bởi họ coi trọng mô hình giáo dục kỹ năng thực tế cho các em. Các bậc cha mẹ coi đây là điểm khởi đầu của trẻ và các bậc cha mẹ tại Việt Nam cũng đang hướng tới phương thức giáo dục này cho con em.
Vậy việc trẻ nhỏ tham gia vào công việc nấu ăn mang lại những lợi ích gì cho bé:
Khả năng thực hành mạnh mẽ hơn
Khi còn nhỏ, các ngón tay của trẻ đã có sự phân hóa rõ ràng, điều này có lợi cho việc kích thích sự phát triển trí não. Tay của bé sẽ được rèn luyện trong quá trình rửa, thái, nấu nướng,… và khả năng thực hành của trẻ sẽ được cải thiện khi giải quyết các vấn đề nhỏ khác nhau.
Phát triển sự tự tin
Khi trẻ được bố mẹ nhờ làm một việc gì đó con sẽ cảm thấy rất vui, đây là sự phản ánh giá trị bản thân và trẻ sẽ cảm thấy mình có ích. Cha mẹ đừng tự làm mọi việc mà hãy yêu cầu con làm những việc nhỏ nhặt như việc nhà, nấu ăn, rửa rau, dọn bát đĩa,... điều này giúp con tự trải nghiệm thành công của chính mình trong tương lai, gia tăng sự tự tin ở bé.
Phát triển năng lực lập kế hoạch
Khi trẻ học nấu ăn trẻ sẽ phải nghĩ đến việc nên mua những thực phẩm nào phù hợp với túi tiền mình có và cách kết hợp các món ăn đó. Rửa rau, nấu cơm, xào rau..., cái nào thực hiện trước, cái nào thực hiện sau, cái nào có thể làm cùng một lúc?
Sau khi rèn luyện hàng ngày như vậy, tư duy của trẻ sẽ ngày càng toàn diện hơn, khả năng lập kế hoạch tổng thể của trẻ sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn và trẻ sẽ có kinh nghiệm và khả năng như vậy khi các tình huống tương tự khác.
Có thể tự chăm sóc bản thân và khả năng sống độc lập tốt
Nếu trẻ biết nấu ăn thì sẽ có khả năng sống tự lập cao, vẫn có thể tự chăm sóc bản thân tốt khi bố mẹ vắng nhà. Sau này trẻ em khi bước vào xã hội cũng sẽ phải sống một mình hoặc là trụ cột trong một gia đình và chuyện biết nấu ăn có lợi ích vô cùng.
Kinh nghiệm và khả năng đảm bảo an toàn, tự bảo vệ
Những thứ không an toàn như dao, ngọn lửa và dầu nóng có quá nguy hiểm để trẻ đến gần không? Tuy nhiên, nếu chúng ta không cho con tiếp xúc với những thứ này thì chúng sẽ không biết cách tự bảo vệ mình. Chỉ có kinh nghiệm mới có thể thu được kiến thức.
Thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Hãy để con bạn trải nghiệm việc nấu nướng trong bếp khó khăn như thế nào, khi đó chúng sẽ hiểu cha mẹ chúng đã bỏ ra bao nhiêu công sức mỗi ngày để nấu ăn và chúng học cách biết ơn nhiều hơn. Khi cha mẹ và con cái cùng vào bếp, đó cũng là cơ hội để vun đắp mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Tuy nhiên khi dạy trẻ học nấu ăn, cha mẹ cũng nên lưu ý an toàn cho con bằng cách:
- Dạy các hoạt động dựa vào khả năng của con
- Nói cho con biết những thứ nguy hiểm trong bếp
- Bố mẹ giúp con biết các vật dụng trong bếp và lợi ích của nó
- Thường xuyên khen ngợi và động viên con