Tôi bật khóc trước những lời nói của người thứ 3 này.
Tôi từng có khoảng thời gian rất hạnh phúc khi bản thân may mắn có được một người vợ xinh đẹp, giỏi giang và chuẩn bị lần đầu lên chức bố bỉm sữa. Thế nhưng bức tranh màu hồng đó trong phút chốc lại nhuộm một màu màu đen bi thương, khi vợ tôi gặp sự cố trên bàn sinh và mất. Con trai trở thành đứa trẻ mồ côi mẹ ngay từ lúc lọt lòng.
Kể từ khi cô ấy rời xa cha con tôi, tôi đã ở vậy mà gà trống nuôi con, đến nay cũng đã gần 7 năm, một hành trình dài với vô vàn những khó khăn, thử thách thế nhưng vì thương con nên tôi vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc. Để rồi cuối cùng ở hiện tại, cuộc sống của 2 cha con cũng đã đi vào quỹ đạo ổn định.
Ảnh minh hoạ
Lúc này, cũng là thời điểm tôi gặp một người con gái đã khiến tôi một lần nữa mở lòng, quyết định tiến tới lâu dài. Trước khi cả hai bước vào hôn nhân, dọn về sống chung thì tôi cũng đã chuẩn bị mọi thứ để con trai đón nhận điều này một cách tự nguyện và vui vẻ nhất.
Thật may mắn khi mọi thứ đã diễn ra như những gì tôi mong đợi, con trai hiện tại rất yêu quý mẹ kế, mối quan hệ gắn kết của họ thậm chí còn khiến tôi phải ganh tỵ. Trong khi đang hạnh phúc và vui mừng trước “quả ngọt” hái được sau 7 năm một mình vất vả nuôi con, vào đêm tân hôn mà tôi mong chờ nhất, một vấn đề đã xảy ra khi “người thứ 3” xuất hiện và liên tục làm phiền.
“Người thứ 3” đó không ai khác lại chính là cậu con trai của tôi. Sự tình cụ thể là thằng bé bỗng thay đổi thái độ, khóc lóc ăn vạ đòi ngủ với tôi và mẹ kế, nhất quyết không ngủ ở phòng riêng. Khi tôi không đồng ý, đóng cửa phòng thì đứa trẻ ở bên ngoài gào thét rồi đập cửa khiến hai vợ chồng không thể nào có được một chút không gian riêng.
Tuy nhiên, vợ mới của tôi đã tinh tế nhận ra điều bất thường trong tâm lý của con. Cô ấy đã nhẹ nhàng dỗ dành thằng bé và hỏi rõ ngọn ngành dẫn đến hành vi, thái độ này của con. Sau một hồi ấm ức ôm mặt khóc, đứa trẻ cuối cùng cũng thành thật nói lý do trong sự nghẹn ngào rằng:
- Con đã nghe một số người lớn tham dự lễ cưới của bố mẹ trước đó bảo là tối nay bố mẹ sẽ sinh em bé, bố mẹ sẽ thương em hơn con. Nhưng con chỉ muốn bố mẹ là của con thôi, bố mẹ không được sinh em bé, con không thích có em đâu!
Thằng bé vừa nói vừa thút thít khiến tôi vừa giận vừa buồn cười. Buồn cười vì con còn nhỏ nên chưa hiểu rõ vấn đề, thế nhưng tôi cực kỳ khó chịu trước những lời nói ai đó đã nói với con, dù tôi biết họ chỉ đang đùa giỡn, trêu chọc thằng bé. Tôi thật không hiểu những người này đang nghĩ gì mà “hù doạ” một đứa trẻ còn nhỏ, nhận thức còn chưa hoàn thiện như thế.
Ảnh minh hoạ
Trước tâm lý đang bị kích động, thiếu cảm giác an toàn của con, cả đêm tân hôn hôm đó tôi và vợ đành phải tạm gác lại mọi thứ để giải thích, tâm sự cho con hiểu vấn đề để thằng bé bình tĩnh, ổn định lại cảm xúc. “Trộm vía” mọi thứ đã được xử lý trong êm xuôi, tuy nhiên cũng vì thế mà đêm tân hôn của vợ chồng tôi tan tành. Nói không tức, không giận là nói dối, nhưng may mắn là con trai tôi vẫn ổn.
Tâm sự từ độc giả manhquan…@gmail.com
Thực tế, phản ứng của cậu nhóc trong câu chuyện được kể ở trên là tâm lý chung của rất nhiều bạn nhỏ khi biết tin bố mẹ sắp sinh thêm em bé. Con có thể sẽ cảm thấy thiếu an toàn, sợ bị ra rìa, không còn được yêu thương như trước,... nhất là khi có nhiều người lớn thường trêu con trẻ: "Bố mẹ sinh em bé là con ra rìa đó". Dưới đây là một số lưu ý để bố mẹ chuẩn bị tâm lý cho con làm anh chị:
Khi có thêm em bé trong gia đình, con cả có thể có những cảm xúc khác nhau, từ hào hứng đến lo lắng và tủi thân. Để giúp cho con cả cảm thấy thoải mái và hào hứng với vai trò mới, bố mẹ có thể thực hiện các hoạt động và hành động sau đây:
- Đưa ra thông tin chính xác và đầy đủ: Bố mẹ cần đưa ra cho con lớn các thông tin chính xác và đầy đủ về việc có thêm em bé trong gia đình, giải thích cho con biết vì sao gia đình quyết định có thêm em bé và tầm quan trọng của việc có thêm em bé trong gia đình.
- Khuyến khích con tham gia vào quá trình chuẩn bị cho em bé: Bố mẹ có thể khuyến khích con cả tham gia vào quá trình chuẩn bị cho em bé bằng cách các hoạt động như mua đồ dùng cho em bé, sắp xếp phòng cho em bé, hoặc giúp đỡ bố mẹ trong việc chăm sóc em bé. Nhờ vào việc này, con sẽ cảm thấy được quan tâm và có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé.
- Dành thời gian riêng cho con: Bố mẹ cần dành thời gian riêng cho con để con cảm thấy được quan tâm và yêu thương. Việc này có thể là thời gian chơi đùa, đọc truyện, hoặc thực hiện các hoạt động yêu thích của con.
- Khuyến khích con thể hiện tình yêu và quan tâm với em bé: Bố mẹ có thể khuyến khích con cả thể hiện tình yêu và quan tâm với em bé bằng cách cho con cả cơ hội để cùng chơi với em bé hoặc giúp đỡ bố mẹ trong việc chăm sóc em bé. Điều này giúp con cả cảm thấy gắn bó với em bé và có thể giúp giảm bớt cảm giác tủi thân.
- Giải thích cho con về vai trò của mình trong gia đình: Bố mẹ có thể giải thích cho con về vai trò của mình trong gia đình và tầm quan trọng của việc làm anh chị.
- Khuyến khích con chia sẻ cảm xúc: Bố mẹ cần khuyến khích con nói về cảm xúc của mình đối với việc có thêm em bé trong gia đình. Bố mẹ có thể dành thời gian để lắng nghe và hiểu những cảm xúc của con cả, từ đó giúp con cảm thấy được quan tâm và giải tỏa áp lực.