Nửa đêm tỉnh giấc, tôi giật mình khi nhìn thấy người nằm bên cạnh không phải chồng mình

Trang Tri - Ngày 20/04/2024 16:23 PM (GMT+7)

Tình huống khiến tôi thật sụ bất ngờ.

Một đứa trẻ trưởng thành không có sự đồng hành của người mẹ thì sẽ như thế nào? Tôi nghĩ đó sẽ là một thiệt thòi và bất hạnh lớn mà không có bất kỳ một điều gì có thể bù đắp được. 

Tôi sinh ra trong một gia đình có hai chị em, điều đặc biệt là chúng tôi sinh đôi. Cả hai đều đã lập gia đình, nhưng chị tôi thì đã làm mẹ rồi, còn tôi vẫn chưa. Sau khi cưới, vợ chồng tôi sang Úc sống và làm việc. Chị song sinh của tôi lúc hạ sinh cậu con trai đầu lòng cũng dọn ra ở riêng, thuê một căn chung cư ở trong thành phố cách nhà bố mẹ tôi không quá xa.

Những tưởng cuộc sống hạnh phúc, êm đềm của những người tôi yêu thương cứ thế trôi qua, nào ngờ một buổi tối ở Úc, tôi nhận cuộc gọi từ bố mà khóc không thành tiếng. Đầu giây bên kia, bố tôi nói với giọng run run, bảo rằng chị tôi đang nguy kịch ở trong bệnh viện. Lúc đó tôi vô cùng sốc, thậm chí là không tin vì tự dưng mọi chuyện lại diễn ra như thế.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Chị tôi từ trước đến nay chưa từng mắc bệnh gì, chị ấy là người rất kỹ tính và sống có nguyên tắc, ấy vậy mà bất ngờ được chẩn đoán là mắc ung thu vú và vì phát hiện muộn nên việc chữa trị rất khó hiệu quả. Cuối cùng chị tôi cứ thế rời xa cõi trần, để lại anh rể và cậu con trai mới bước vào độ tuổi lên 5.

Nhận được tin, tôi và chồng ngay lập tức mua vé sớm nhất bay về Việt Nam. Ngày chị mất, cả gia đình tôi vẫn chưa một ai tin đấy là sự thật, ngôi nhà nhỏ của chúng tôi ngập trong màu sắc tang thương. Anh rể thất thần, suốt ngày đều chìm trong men rượu. Còn đứa cháu trai đáng thương của tôi thì cứ khóc đòi mẹ, mỗi lần nhìn thấy gương mặt ngây thơ của thằng bé, trái tim tôi như vỡ vụn, không biết thương sao cho đủ.

Lo lễ tang cho chị xong, tôi và chồng quyết định ở lại Việt Nam một tháng để sắp xếp ổn thoả mọi sự, công việc chúng tôi sẽ làm online từ xa. Trong khoảng thời gian đó, tôi thay chị chăm sóc cháu trai chu toàn, cố gắng bù đắp cho thằng bé mọi thứ mà tôi có thể làm cho cháu.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Từ ngày chị tôi mất, thằng bé ngủ với anh rể. Đêm hôm đó, vì chồng tôi có cuộc gặp gỡ và dự tiệc với đối tác Việt Nam nên về muộn, chờ anh mà tôi ngủ quên lúc nào không hay. Đến giữa đêm giật mình tỉnh giấc, lúc này tôi đã thực sự giật mình khi phát hiện người nằm bên cạnh tôi không phải chồng, mà là đứa cháu trai đáng thương. Đứa trẻ nằm co ro, tay ôm lấy người tôi, gương mặt tèm lem như vừa mới khóc xong.

Nhìn thấy đứa trẻ, tôi không kìm nén được nữa mà cảm xúc bắt đầu vỡ oà, tôi khóc vì quá đau lòng nhưng vẫn cố gắng che miệng lại để không phát ra tiếng vì sợ cháu trai tỉnh giấc. Có lẽ thằng bé đã rất nhớ mẹ. Thậm chí nhiều lần nó còn gọi tôi là mẹ vì nhầm tưởng tôi là chị gái. Cũng đúng thôi, chúng tôi là chị em song sinh cơ mà.

Đứa trẻ còn quá nhỏ để đón nhận nỗi mất mát này, tôi thậm chí còn không biết bắt đầu từ đâu để giải thích cho thằng bé hiểu về sự ra đi của mẹ mình. Đoạn đường khôn lớn về sau, cháu trai tôi phải làm thế nào đây, tôi thực sự đau lắm...

Tâm sự từ độc giả thuphuong...@gmail.com

Khi một đứa trẻ phải chịu đựng nỗi đau mất mẹ, việc hạn chế những tổn thương tâm lý sâu sắc là vô cùng quan trọng. Đây là một trong những thử thách lớn nhất mà một đứa trẻ có thể phải đối mặt trong cuộc đời, và cách gia đình đối xử và hỗ trợ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình trưởng thành cũng như tâm lý của bé trong tương lai.

Trước hết, người lớn cần lắng nghe và dành thời gian cho trẻ. Đừng vội vàng lý giải hay che giấu sự mất mát, thay vào đó hãy tạo không gian để trẻ có thể chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách thoải mái. Lắng nghe với trái tim rộng mở, không phán xét, sẽ giúp trẻ cảm thấy được an ủi và hiểu rằng nỗi đau của con luôn được lắng nghe và cảm thông.

Sau đó, người lớn cần nhẹ nhàng giải thích về mọi chuyện đã xảy ra, chia sẻ những kỷ niệm đẹp đẽ về người đã mất để cho trẻ hiểu và cảm thấy được an ủi. Điều này sẽ giúp trẻ không chỉ biết được sự thật, học cách đón nhận nó mà còn tạo cảm giác gắn kết với người đã khuất.

Việc duy trì sự ổn định trong cuộc sống của trẻ cũng rất quan trọng. Những thói quen, nề nếp quen thuộc sẽ mang lại cảm giác an toàn và ổn định cho trẻ trong thời điểm khó khăn này. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động trị liệu cũng sẽ cung cấp cho trẻ một phương tiện thích hợp để thể hiện, và xử lý cảm xúc một cách lành mạnh.

Không thể thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và cộng đồng xung quanh. Mọi người cần chung tay tạo ra một mạng lưới an toàn, yêu thương để trẻ có thể dựa vào và vượt qua nỗi đau mất người thân. Sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ của những người thân yêu sẽ giúp trẻ cảm thấy được bao bọc và không đơn độc trong quá trình chữa lành và phục hồi tâm lý.

Mất mẹ là một sự kiện vô cùng đau buồn, nhưng với sự chăm sóc, lắng nghe và hỗ trợ thích hợp, trẻ sẽ dần vượt qua nỗi đau này. Những người thân trong gia đình cần kiên nhẫn, thông cảm và đồng hành cùng trẻ trong hành trình chữa lành tâm hồn, để trẻ có thể tiếp tục lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.

Theo Trang Tri
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm